"Nghe tuy có vẻ hay trên lư thuyết nhưng trên thực tế, đó là một thảm họa", ông Trump nói khi kư sắc lệnh cho tạm ngưng việc thực thi đạo luật hồi đầu tuần này.
Ông Trump vốn không thể tự ư xóa bỏ đạo luật này, nhưng với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp, ông có thể cho thay đổi cách thực thi luật. Lệnh của ông áp dụng việc "cho tạm dừng" 180 ngày đối với tất cả các cuộc điều tra của FCPA trong khi chúng đang được xem xét.
Ông Trump cũng ra lệnh không mở bất cứ cuộc điều tra mới nào trong thời gian tạm ngưng trên. Trong đó cũng nhấn mạnh rằng, sẽ ngưng các hành động khác của Bộ Tư Pháp theo dạo luật chống tham nhũng này.
Tổng thống Trump cho biết việc tạm dừng cũng là cần thiết để cho chính phủ của ông có thời gian đưa ra các hướng dẫn "hợp lư" mới về cách áp dụng luật mà không gây ra bất lợi cho các công ty Mỹ khi kư kết các hiệp ước thỏa thuận với nước ngoài.
Cụ thể hơn, ông Trump cho biết luật này đang được thực thi theo những cách thức "quá mức khắt khe" khiến cho các công ty Mỹ phải cạnh tranh trên một sân chơi không cân đối với các đối thủ nước ngoài.
Ông cũng cho biết luật này đang "làm cạn kiệt nguồn lực của giới thực thi pháp luật và gây ra tổn hại đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, v́ các công ty đang bị ḱm hăm khỏi các thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các cảng nước sâu, khoáng sản quan trọng và các tài sản khác".(?)
FCPA là đạo luật liên bang quy định các công ty và cá nhân Mỹ không được t́m cách hối lộ cho các viên chức chính phủ ở nước ngoài "để giành lợi thế không phù hợp để có được giấy phép mua bán kinh doanh hoặc duy tŕ hoạt động kinh doanh ưu tiên".
Luật này được ban hành vào thập niên 70 để giải quyết các mối lo ngại về nạn tham nhũng toàn cầu, sau khi các điều tra viên tại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đă phát hiện có hàng trăm công ty Hoa Kỳ đang thực hiện các khoản thanh toán đáng ngờ hoặc bất hợp pháp cho các viên chức nước ngoài để giành được giấy phép mua bán, hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Trong gần 50 năm qua, có rất nhiều các vụ truy tố theo đạo luật này đă được tiến hành. Hồi năm ngoái, công ty nhận thầu quân sự RTX, trước đây c̣n gọi là Raytheon, đă bị phạt hơn 300 triệu USD để giải quyết cáo buộc đưa hối lộ ở Qatar.
Hồi năm 2019, Walmart cũng đă bị phạt 282 triệu USD để giải quyết các cáo buộc trong cuộc điều tra kéo dài 7 năm về cáo trạng công ty này đă t́m cách hối lộ để giành được sự chấp thuận cho mở cửa hàng tại Mexico, Ấn Độ và Brazil.
|