Trong suốt thời gian ngồi trên ngai vàng, vị vua này dùng chính sách cai trị khoan ḥa, thương dân.
Quân vương nhân từ nhất lịch sử Việt Nam - Lư Thánh Tông
Ông chính là vua Lư Thánh Tông (1023-1072), con của vua Lư Thái Tông và Linh Cảm Hoàng hậu.
Ngay từ thuở nhỏ, Lư Thánh Tông nổi bật với trí thông minh vượt trội. Không chỉ vậy ông c̣n xuất sắc trong văn chương và là bậc thầy vơ nghệ.
Năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, Lư Thánh Tông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài băo xây dựng đất nước thành quốc gia văn minh hùng mạnh.
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lư, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.
Khi c̣n là thái tử, Lư Thánh Tông được vua cha cho ở cung Long Đức, nơi ông có cơ hội tiếp xúc với cuộc sống của nhân dân từ sớm. Cũng bởi vậy mà ông rất thương dân, hiểu được nỗi khổ của họ. Ḷng vị tha, nhân hậu ngày càng lớn dần trong con người Lư Thánh Tông, để rồi khi lên ngôi, ông trở thành quân vương có những chính sách cai trị khoan ḥa, nhân từ.
Vua Lư Thánh Tông là quân vương có những chính sách cai trị khoan ḥa, nhân từ (Ảnh minh họa).
Những câu chuyện c̣n lưu truyền về vị vua nhân từ
Sách Giản yếu sử Việt Nam kể lại, mùa đông năm 1055, một lần vào tiết đại hàn khí trời rất lạnh, nhà vua nói với các cận thần: “Trẫm ở trong cung, sưởi ḷ than, mặc áo lông chồn mà c̣n lạnh thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, xiềng xích đớn đau, gian ngay chưa rơ, ăn không no bụng, mặc chẳng kín thân, khốn khổ v́ gió lạnh, rét buốt có thể chết, trẫm rất thương xót”.
Vua nói xong, truyền lệnh cho quan Hữu ty phát thêm chăn chiếu cho tù nhân và cấp cơm ngày hai bữa. Vua đồng thời xuống chiếu miễn giảm thuế năm đó cho dân. Trước đó, vua hạ lệnh đốt bỏ những h́nh cụ tra tấn.
Một lần khác vào mùa hạ năm 1064, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Tiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo các h́nh quan rằng: “Ta yêu con ta cũng như ḷng ta yêu thương con dân trăm họ. Dân chúng nhiều kẻ không hiểu, mắc vào h́nh pháp, trẫm rất xót thương. Từ nay về sau, không cứ ǵ tội nặng hay nhẹ, nhất loạt đều phải khoan giảm”.
Lư Thánh Tông gần gũi trăm họ, quan tâm đến đời sống mọi mặt của nhân dân, gặp thiên tai mất mùa th́ ban lệnh chẩn cấp, mùa xuân cày ruộng tịch điền, đi xem cấy lúa, đánh cá, mùa hạ đi xem bơi thuyền, thăm và động viên nhân dân cấy lúa. V́ vậy, ông được trăm họ mến phục.
Những chính sách này khiến người dân kính trọng và biết ơn ông. Để đáp lại ân huệ của vua, họ cùng nhau sống lương thiện, giữ ǵn đạo đức.
Vua Lư Thánh Tông c̣n là người rất coi trọng việc học khi cho dựng Văn Miếu ở phía Nam thành Thăng Long vào năm 1070. Văn Miếu là nơi các hoàng tử, hoàng thất đến học. Đến năm 1076, vua Lư Nhân Tông cho thành lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Đây được coi là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta, chuyên đào tạo nhân tài cho đất nước.
Dù nổi tiếng nhân từ nhưng vua Lư Thánh Tông cũng là vị tướng đáng sợ trên chiến trường. Năm 1069, ông cùng Lư Thường Kiệt đem quân thảo phạt quân Chiêm Thành, triệt phá kinh đô Trà Bàn, bắt sống vua Chiêm Thành (do nước bạn thường xuyên quấy nhiễu nước ta). Sau này, để được về nước, vua Chiêm đă dâng 3 châu là Địa Lư, Ma Linh, Bố Chính (Quảng B́nh và Bắc Quảng Trị ngày nay).
Sau lần chinh phạt Chiêm Thành đó, vị thế của Đại Việt ta lên cao đáng kể, đến mức nước Tống cũng phải e dè. Riêng Chiêm Thành từ đó kính sợ và thần phục nước ta, thậm chí c̣n cho sứ thần sang cống nộp Đại Việt.
VietBF@ sưu tậ