Ngày 18/2, tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đă chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hoặc đe dọa áp đặt.

Container hàng hóa ở Liên Vân Cảng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 13/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Bắc Kinh cảnh báo rằng các cú sốc thuế quan này có thể làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu và thậm chí đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái.
Tổng thống Trump gần đây đă công bố mức thuế 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp thuế quan tương ứng và đệ đơn kiện lên WTO để đáp trả các chính sách của Washington.
Tại cuộc họp kín của WTO, Đại sứ Trung Quốc tại tổ chức này, ông Lư Thành Cương, nhấn mạnh: "Những cú sốc thuế quan này làm gia tăng sự bất ổn kinh tế, phá vỡ thương mại toàn cầu và có nguy cơ gây ra lạm phát trong nước, bóp méo thị trường, hoặc thậm chí dẫn đến suy thoái toàn cầu".
Ông cảnh báo thêm: "Tệ hơn nữa, chủ nghĩa đơn phương của Mỹ đe dọa phá vỡ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ". Cuộc thảo luận của WTO diễn ra vào tối 18/2 là lần đầu tiên những căng thẳng thương mại leo thang được đưa vào chương tŕnh nghị sự chính thức của Hội đồng tổng quát, cơ quan ra quyết định hàng đầu của tổ chức này.
Tuy nhiên, chưa rơ phản ứng của các nước khác, bao gồm cả Mỹ, nơi vẫn chưa có Đại sứ thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ để tham gia trực tiếp.
Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala, kêu gọi 166 thành viên của tổ chức tránh áp dụng các biện pháp trả đũa để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại có thể gây hậu quả "thảm khốc".
Trước cuộc họp, các phái đoàn thương mại nhận định rằng không có khả năng đạt được kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên, phản ứng của các quốc gia có thể cho thấy nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại sau các biện pháp của Mỹ.
Một số đại diện thương mại đánh giá việc Trung Quốc đưa vấn đề này ra thảo luận không chỉ là nhằm công kích Mỹ, mà c̣n là cách để Bắc Kinh khẳng định cam kết tuân thủ các quy tắc của WTO, qua đó tranh thủ sự ủng hộ trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu.
Một đại diện thương mại giấu tên nhận xét: "Họ muốn thể hiện rằng ḿnh là một thành viên tuân thủ luật lệ, có trách nhiệm và giống như học sinh gương mẫu trong lớp".
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại WTO không phải là vấn đề mới và đă tồn tại từ trước khi ông Trump trở lại nắm quyền. Bắc Kinh cáo buộc Washington vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế, trong khi Mỹ cho rằng Trung Quốc không xứng đáng với quy chế quốc gia đang phát triển, vốn giúp Bắc Kinh được hưởng các ưu đăi đặc biệt theo quy định của WTO.
Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đă tuyên bố rút khỏi hoặc giảm bớt sự tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, nhưng WTO chưa trở thành tâm điểm của Nhà Trắng. Tuy nhiên, tân Đại diện thương mại Mỹ, ông Jamieson Greer, từng gọi WTO là một tổ chức có nhiều sai sót nghiêm trọng, báo hiệu lập trường cứng rắn hơn của Washington trong thời gian tới.