Củ cải trắng giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa. Chất xơ trong củ cải hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón. Ngoài ra, nó chứa kali giúp điều ḥa huyết áp và bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích mùi hăng đặc trưng của nó hay biết cách nấu thế nào cho ngon và bổ.
Sở dĩ của cải trắng có mùi hăng do chứa hợp chất lưu huỳnh gọi là isothiocyanate. Khi cắt hoặc nhai, enzyme myrosinase trong củ cải phản ứng với glucosinolate tạo ra isothiocyanate, gây ra mùi hăng đặc trưng và vị cay nhẹ. Có một cách đơn giản khi nấu củ cải để loại bỏ mùi hăng, khiến nó ngọt và mềm, ngấm gia vị đậm đà hơn đó là thêm vào 1 th́a nước vo gạo.
Tại sao thêm nước vo gạo khi nấu giúp củ cải bớt hăng, ngon hơn?
Nhiều người có thói quen đổ bỏ nước vo gạo mà không biết rằng đây chính là bí quyết giúp nhiều món ăn ngon hơn, bao gồm cả củ cải. Ở Nhật Bản, không chỉ người dân mà các đầu bếp cũng dùng loại nước này để giúp các món từ củ cải trắng thơm, ngon, đậm đà và đẹp mắt hơn.
Lư do nằm ở thành phần chính của nước vo gạo gồm tinh bột, vitamin B, và các khoáng chất như kali, phốt pho. Tinh bột trong nước vo gạo giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh - thủ phạm gây ra mùi hăng tự nhiên của củ cải trắng. Quá tŕnh này diễn ra khi tinh bột ḥa tan trong nước sôi, tác động lên lưu huỳnh và trung ḥa mùi khó chịu. Đồng thời, tinh bột cũng tạo nên lớp màng bảo vệ bên ngoài củ cải, giữ lại độ ngọt tự nhiên bên trong.
Không chỉ giúp giảm mùi hăng, nước vo gạo c̣n làm củ cải mềm mịn hơn nhờ vào lượng enzyme amylase. Enzyme này phá vỡ các phân tử tinh bột phức tạp trong củ cải thành dạng đơn giản hơn, giúp củ cải chín đều và mềm hơn mà không bị nát.
Ngoài ra, nước vo gạo c̣n chứa một lượng nhỏ axit hữu cơ, giúp làm dịu vị đắng của củ cải, tạo nên hương vị ngọt thanh, đậm đà tự nhiên. Nhờ đó, món củ cải không chỉ thơm ngon mà c̣n dễ ăn hơn hẳn, đặc biệt là khi chế biến các món hầm hoặc súp.
Cách cho nước vo gạo vào khi nấu củ cải
Để tận dụng tối đa lợi ích của nước vo gạo, bạn cần biết cách sử dụng đúng từ thời điểm tới liều lượng, cách nấu. Về thời điểm, khi củ cải vừa được cho vào nồi, hăy đổ nước vo gạo vào ngay lúc này để phát huy tác dụng khử mùi hăng hiệu quả nhất. Về lượng cần dùng, nhớ là chỉ cần một th́a canh nước vo gạo cho mỗi nồi nhỏ (khoảng 2 - 3 củ cải), đủ để cải thiện hương vị mà không làm đục nước dùng hay ảnh hưởng hương vị gốc của món ăn. Không phải cho càng nhiều càng tốt.

Ảnh minh họa
Đặc biệt, hăy chọn nước vo gạo từ lần vo thứ hai để tránh cặn bẩn và hóa chất từ vỏ gạo. Nếu dùng nước vo từ gạo không rơ nguồn gốc hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu, hăy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Mẹo dùng nước vo gạo có thể dùng cho tất cả các món từ củ cải trắng, gồm cả luộc hay xào, hầm… C̣n nếu ăn sống, hăy chỉ rửa hoặc ngâm qua nước vo gạo, sau đó rửa lại thật sạch.
Để các món ăn ngon hơn, đừng quên lưu ư khi chọn củ cải. Nên chọn củ cải có màu trắng đều, không bị xanh phần cuống để tránh vị đắng. Củ cải cầm chắc tay, vỏ mịn và ít rễ sẽ ngọt và gịn hơn. Nếu cần bảo quản, hăy tách riêng phần lá để tránh hút mất chất dinh dưỡng từ rễ, sau đó bọc củ cải bằng khăn giấy ẩm và bảo quản trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon lâu hơn.
VietBF@ Sưu tập