Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đă t́m thấy một loại virus corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó sử dụng cùng thụ thể ACE2 như virus gây ra đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu này do Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ), nhà virus học hàng đầu Trung Quốc, dẫn đầu. Bà Shi, thường được gọi là "người dơi", nổi tiếng với các nghiên cứu về virút corona trên dơi tại Viện virus học Vũ Hán. Công tŕnh này được thực hiện tại Pḥng thí nghiệm Quảng Châu, phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Quảng Châu, Đại học Vũ Hán và Viện virút học Vũ Hán.
Loại virus mới thuộc một nhánh của chủng HKU5, lần đầu tiên được phát hiện trên dơi Nhật Bản ở Hong Kong (Trung Quốc). virút này thuộc nhóm Merbecovirus, trong đó có virus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Điều đáng chú ư là virus này có khả năng gắn kết với thụ thể ACE2, cơ chế tương tự như SARS-CoV-2, virus gây ra đại dịch Covid-19. Trong bài báo công bố trên tạp chí khoa học Cell, nhóm nghiên cứu viết: "Chúng tôi đă phát hiện và phân lập một ḍng virus HKU5-CoV mới (ḍng 2), có thể sử dụng không chỉ thụ thể ACE2 của dơi mà c̣n của con người và nhiều loài động vật có vú khác".
Khi virus được phân lập từ mẫu dơi, nó có thể xâm nhập vào tế bào người cũng như các mô nhân tạo mô phỏng cơ quan hô hấp và đường ruột. "Virus Merbecovirus từ dơi có nguy cơ cao lây nhiễm sang người, thông qua con đường truyền trực tiếp hoặc thông qua vật chủ trung gian", báo cáo cho biết.
Virus HKU5-CoV-2 không chỉ có khả năng bám vào thụ thể ACE2 của con người mà c̣n ở nhiều loài động vật khác, tạo ra nguy cơ lây lan sang người thông qua các vật chủ trung gian.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết virus có nguy cơ gây dịch nhưng chưa đáng lo ngại. virút thuộc nhóm Merbecovirus gồm bốn loài riêng biệt: virus MERS, hai loại virus t́m thấy trên dơi và một loại virus t́m thấy trên nhím.
Do nguy cơ gây dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă đưa nhóm virus này vào danh sách mầm bệnh mới cần theo dơi trong công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác gần đây do Đại học Washington, Seattle (Mỹ) và Đại học Vũ Hán thực hiện lại cho thấy virus HKU5 tuy có thể bám vào thụ thể ACE2 của dơi và động vật có vú nhưng không có khả năng bám kết hiệu quả trên người.
Đáp lại, nhóm nghiên cứu của Shi Zhengli cho rằng virus HKU5-CoV-2 có mức độ thích nghi với ACE2 của người cao hơn so với phiên bản trước đó (ḍng 1), đồng thời có thể lây nhiễm giữa nhiều loài khác nhau.
Dù vậy, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh rằng hiệu quả lây nhiễm của virus này thấp hơn đáng kể so với Covid-19 và không nên phóng đại nguy cơ lây lan sang người.
Phát hiện mới của Shi Zhengli tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh luận về nguồn gốc của Covid-19. Viện virus học Vũ Hán, nơi bà Shi từng làm việc, đă bị đặt vào trung tâm của các giả thuyết ṛ rỉ pḥng thí nghiệm, dù đến nay chưa có bằng chứng kết luận về nguồn gốc thực sự của virus SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu cho rằng virus có thể đă xuất phát từ dơi và lây sang người qua một vật chủ trung gian.
Bà Shi Zhengli đă nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng pḥng thí nghiệm của bà liên quan đến sự bùng phát đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, phát hiện về một loại virus mới có khả năng xâm nhập tế bào người theo cách tương tự Covid-19 càng làm gia tăng sự quan tâm của giới khoa học và cộng đồng quốc tế đối với các nghiên cứu virus học tại Trung Quốc.
VietBF@ sưu tập
|