Trong tất cả những lời phát biểu ngổ ngáo về việc cho thu tóm chỗ này chỗ kia trên thế giới của Donald Trump, việc tuyên bố
"Canada sẽ trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ" là lời phát biểu thật ngạo mạn nhất. Làm như thế nào mà một quốc gia vốn có quân đội riêng, bộ máy hành chính riêng, hệ thống luật pháp riêng, tổ chức t́nh báo và an ninh quốc gia riêng, hệ thống ngân hàng riêng, đơn vị tiền tệ riêng, hệ thống giáo dục riêng và một lịch sử có chủ quyền rơ ràng… lại
"chỉ cần một phát một" lại có thể trở thành một tiểu bang của nước Mỹ!?
Quốc kỳ Hoa Kỳ và Canada tại biên giới hai quốc gia nh́n từ phía Niagara Falls, Canada. (Ảnh minh họa: Joe Raedle/Getty Images)
"Tên côn đồ đến từ Mar-a-Lago"
Trong cuộc tuần hành mang màu sắc chính trị
"Canada First" tại Ottawa ngày 15/2/2025, người đứng đầu đảng Bảo Thủ Canada ông Pierre Poilievre, người có khả năng ngồi ghế Thủ tướng thay Justin Trudeau vào tháng Ba tới đây, đă mạnh mẽ nói rằng, ư tưởng thôn tính Canada trở thành tiểu bang thứ 51 sẽ chẳng bao giờ có thể thành hiện thực và khẳng định rằng, người dân Canada sẵn sàng đứng lên để bảo vệ đất nước bằng mọi giá.
"Hăy để cho tôi nói rơ: Chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ. Chúng tôi sẽ chấp nhận mọi gánh nặng và trả bất cứ giá nào để bảo vệ chủ quyền và độc lập đất nước ḿnh. Chúng tôi là những người không dễ giận và luôn nhanh chóng để tha thứ. Nhưng đừng bao giờ lầm lẫn ḷng tốt của chúng tôi với sự yếu đuối. Chúng tôi ôn ḥa nhưng tinh thần chúng tôi được đúc bằng thép", ông Poilievre cho biết.
Lần đầu tiên mà ông Trump đưa ra ư tưởng cho
"sáp nhập" Canada khi tiếp đón Thủ tướng Justin Trudeau trong bữa ăn tối tại Mar-a-Lago vào tháng Mười Một, 2024. Những tưởng rằng ông Trump
"nói chơi cho vui" nhưng qua tháng Giêng, ông ta khẳng định rằng, Mỹ sẽ dựa vào
"sức mạnh về kinh tế" thay v́ các biện pháp quân sự để thôn tính Canada, một thành viên sáng lập NATO, một đối tác thương mại quan trọng và là một trong những đồng minh số một của Mỹ (hai quốc gia đă trao đổi hàng hóa trị giá 746 tỷ USD vào năm 2022).
Ông Pierre Poilievre tất nhiên không là người duy nhất đưa ra phản ứng dữ dội trước sự trịch thượng lố bịch và bất chấp quy tắc bang giao quốc tế của ông Trump có liên quan đến chủ quyền của Canada. Elizabeth May, người đứng đầu đảng Xanh Canada, đă mỉa mai khi nói rằng California, Oregon và Washington hoàn toàn có thể trở thành các tỉnh của Canada, thay v́ Canada trở thành một phần của Mỹ. Bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng Canada ông Bill Blair cũng có phản ứng thật gay gắt, cho rằng ư tưởng của ông Trump thật sự đă
"xúc phạm" đến dân tộc Canada. Ông Bill Blair cho biết:
"Một trong những điều mà tôi nghĩ, chúng ta cần phải nói rơ với mọi người, kể cả ông Trump, là người dân Canada luôn đứng lên v́ đất nước. Chúng tôi sẵn sàng tự vệ khi cần và điều đó đôi khi đ̣i hỏi sự hi sinh".
Ngày 15/2, nhân Ngày Quốc Kỳ Canada, Nghị sĩ Charlie Angus có phát biểu:
"Trong dịp này, khi chúng ta ăn mừng sự tôn vinh quốc gia lẫn lá cờ của chúng ta, tôi cảm thấy rất phấn chấn. Tôi muốn cảm ơn người dân Canada. Tôi muốn nói rằng chúng ta luôn mạnh mẽ, chúng ta không khuất phục và chúng ta không bao giờ hôn chiếc nhẫn của tên côn đồ đến từ Mar-a-Lago" (
"We will never, ever, ever, kiss the ring of that gangster from Mar-a-Lago").
Canada lệ thuộc vào Mỹ như thế nào?
Không phải mà tự nhiên ông Trump có thể dọa
"bóp cổ" bằng đ̣n thuế để khiến cho Canada sẽ phải quỳ gối đầu hàng. Ngày 2 tháng Giêng, 1988, Tổng thống Ronald Reagan và Thủ tướng Canada Brian Mulroney đă kư một thỏa thuận về thương mại tự do mang tính đột phá nhằm loại bỏ mức thuế đối với hàng hóa và dịch vụ qua đường biên giới dài nhất thế giới giữa hai nước. Hiệp định này không gây ra nhiều tranh căi ở Mỹ nhưng có nhiều người Canada lo ngại việc này cuối cùng sẽ dẫn đến mất đi sự độc lập về chính trị. Trong cuộc tranh luận truyền h́nh vào mùa bầu cử cuối năm 1988, Chủ tịch đảng Tự Do John Turner đă tố cáo ông Mulroney đă bán đứng Canada.
Ông John Turner có nói:
"Chúng ta đă xây dựng một đất nước từ phía Đông, phía Tây đến phía Bắc. Chúng ta xây dựng quốc gia trên một cơ sở hạ tầng với chủ ư chống lại áp lực lục địa của Hoa Kỳ. Trong 120 năm chúng ta đă làm điều đó. Chỉ qua một bút kư, ông Brian Mulroney đă làm đảo ngược điều đó, ném chúng ta vào vùng ảnh hưởng Bắc-Nam của Mỹ và biến chúng ta thành một thuộc địa của Mỹ. Chỉ khi nào đ̣n bẩy kinh tế ra đi th́ sự độc lập chính trị mới chắc chắn theo sau". Tuy nhiên, ông Mulroney vẫn thắng cử và thỏa thuận thương mại tự do vẫn c̣n tồn tại. Bây giờ, 36 năm sau, khi Donald Trump dọa biến Canada thành tiểu bang thứ 51, người ta nhớ lại lời cảnh cáo của ông John Turner.
Canada hiện ở trong tư thế đàm phán khó khăn v́ họ đă phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ. Khi Mulroney và Reagan kư thỏa thuận, 75% số hàng xuất cảng của Canada đi về biên giới phía Nam biên. Bây giờ là đến 80%. Đó không phải là một sự chênh lệch lớn nhưng nền mậu dịch này đă tăng từ khoảng 1/3 của nền kinh tế Canada trong 100 năm đầu tiên lên đến 2/3 hiện nay. Nếu ông Trump thực hiện mức thuế 25% đánh vào Canada, nước này sẽ rơi vào sự suy thoái. Nh́n chung, mậu dịch hai nước chiếm chỉ khoảng 3% nền kinh tế Mỹ so với một phần ba nền kinh tế Canada.
Như tờ
Time cho biết, Canada luôn vật lộn chống lại lực kéo từ Hoa Kỳ. Thủ tướng đầu tiên, ông John A. Macdonald, đă xây dựng tuyến đường sắt từ Đại Tây Dương đến Thái B́nh Dương để tạo dựng nên vùng đồng bằng nhằm giảm ảnh hưởng của Mỹ. Canada bắt đầu ngừng chống lại nguồn lực hút từ Mỹ lúc sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1965,
đàm phán thương mại Auto Pact (Auto Pact trade deal) trở thành một bước ngoặt. Sau đó, mức thuế 10% áp đặt vào năm 1972 của Tổng thống Richard Nixon đối với tất cả hàng nhập cảng đă thúc đẩy Thủ tướng Pierre Trudeau, cha của ông Justin Trudeau, một lần nữa cố gắng giảm sự phụ thuộc kinh tế Canada vào Mỹ.
Chính phủ Pierre Trudeau đưa ra quy tŕnh xem xét nguồn đầu tư nước ngoài và đặc biệt
Chương Tŕnh Năng Lượng Quốc Gia (National Energy Program – NEP). Tuy nhiên, hành động này đă khiến các thành phần chính trị đối lập tại khu vực Tây Canada vốn sống bằng dầu mỏ nổi giận. Cuối cùng,
NEP đă chết yểu, khiến cho Canada mất đi một đ̣n bẩy kinh tế quan trọng mà Ottawa có thể sử dụng trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Trong thực tế, mọi chính phủ kể từ thời ông Pierre Trudeau đều t́m cách đa dạng hóa nền thương mại nhưng không đạt thành công. Sức hút từ thị trường Mỹ lớn đến mức không thể cưỡng lại được.
Năm 1969, tại câu lạc bộ báo chí ở Washington D.C., ông Pierre Trudeau đă nói ra một câu nổi tiếng, rằng
"Canada giống như một con chuột ngủ chung giường với con voi, dù con thú đó có thân thiện và điềm tĩnh đến đâu, nếu tôi có thể gọi nó như vậy, th́ thế nào chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi mỗi cú co giật và tiếng càu nhàu của nó". Con voi bây giờ không chỉ kém thân thiện. Nó không chỉ cục cựa và càu nhàu. Nó đang giẫy đành đạch và hùng hổ đ̣i đạp chết con chuột.
Vấn đề đối với Canada là họ không thể nhanh chóng chuyển các hoạt động xuất cảng sang các thị trường mới. Nếu Hoa Kỳ không c̣n cần nhôm hoặc potassium của Canada nữa, Canada cũng không có khả năng đưa những sản phẩm này đến thị trường khác bằng đường sắt hoặc hải cảng, đơn giản bởi họ thiếu cơ sở hạ tầng, tương tự đối với bốn triệu thùng dầu thô được chuyển đến Mỹ mỗi ngày, do thiếu đường ống dẫn Đông-Tây và các cơ sở hạ tầng cần thiết.
Tất nhiên Canada sẽ không ngồi bó gối để chờ chết. Các Thủ hiến tỉnh bang Canada cho biết họ đang sẵn sàng dỡ bỏ các rào cản thương mại nội bộ. Ngay cả cựu Thủ tướng đảng Bảo Thủ Stephen Harper, một trong những người đứng đầu thân Mỹ nhất trong lịch sử Canada, cũng nói rằng người Canada phải
"chấp nhận mọi mức độ thiệt hại để bảo vệ nền độc lập quốc gia". Chính phủ liên bang cũng sẵn sàng ứng chiến với mức thuế trả đũa. Chính quyền các tỉnh đă ra lệnh dẹp các chai rượu Mỹ ra khỏi các siêu thị. Cần nên biết, chỉ riêng trong năm 2024, dân bợm Canada đă chi ra 1,5 tỷ đôla Canada cho rượu mạnh của Mỹ.
Làn sóng bài Mỹ đang dâng cao khắp Canada. Một trong những chi tiết đáng chú ư là người đứng đầu chiến tuyến chống ông Trump là một nhân vật nổi tiếng dân túy và từng rất thân Trump: ông Doug Ford, Thủ hiến Ontario. Cần th́ sẵn sàng
"đánh trả lại mạnh gấp đôi"", ông Doug Ford phát biểu. Đội chiếc mũ giống MAGA có ḍng chữ
"Canada Is Not For Sale", Doug Ford thề nhắm mục tiêu vào các tiểu bang MAGA ở Mỹ. Ông cũng dọa cho cắt đường truyền tải điện sang Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn, Doug Ford mô tả ḿnh là một tay đấm bốc có phản xạ chiến đấu.
"Tôi là một chiến binh đường phố trong lĩnh vực chính trị", ông Ford nói,
"Nếu ai đó đấm tôi, tôi sẽ đánh lại anh ta mạnh gấp đôi". Để tỷ thí với ông Trump, Canada rơ ràng cần một vơ sĩ cũng
"hổ báo" tương đương.
Khắp Canada, không khí
"đánh Mỹ" đang ngùn ngụt bốc lên. Hàng triệu người Canada đă hủy bỏ các chuyến du lịch sang Mỹ và những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm và dịch vụ Mỹ ngày càng lan rộng. Nhiều người thậm chí hủy luôn dịch vụ Netflix và Amazon. Một chủ đề
"Mua đồ Canada" trên
Reddit có nêu:
"Hăy ngừng ăn ở các nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ như McDonald’s, Burger King, Taco Bell và Subway. Tẩy chay Walmart, Home Depot, Starbucks. Thề không quay lại". Hiệp Hội Du Lịch Hoa Kỳ cho biết người Canada đă thực hiện 20,4 triệu chuyến du lịch đến Mỹ trong năm 2024, và việc giảm 10% lượng du khách Canada đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ mất 2,1 tỷ USD và 14,000 việc làm. Một cuộc khảo sát từ nơi thăm ḍ quốc gia
Angus Reid công bố ngày 12/2 cho thấy 91% người Canada muốn giảm sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Câu chuyện ngụ ngôn Canada-Mỹ bây giờ dường như đă được
"biến thể", không c̣n là vấn đề giữa chuột và voi mà là chuyện con chim se sẻ và đại bàng. Móng vuốt đại bàng đang giương ra nhưng dù trong t́nh thế ngặt nghèo nào , con chim se sẻ vẫn không hoảng hốt sợ hăi. Nó sẵn sàng chấp nhận để đương đầu.