Thông qua xe tự hành Zhurong của Trung Quốc, giới khoa học đă t́m ra bằng chứng mới nhất để củng cố giả thuyết Sao Hỏa từng sở hữu đại dương và các băi biển.
Những phát hiện trong quá khứ về mạng lưới thung lũng và đá trầm tích cho thấy Sao Hỏa từng tồn tại hệ thống sông ng̣i. Tuy nhiên, câu hỏi về việc liệu hành tinh đỏ có đại dương hay không từ lâu vẫn là chủ đề tranh luận trong giới khoa học.
Các dữ liệu thu được dưới ḷng đất ở Sao Hỏa từ tàu thám hiểm Zhurong mới đây được cho là sẽ củng cố giả thuyết đại dương đă từng tồn tại trên Hỏa tinh, theo Guardian.
H́nh ảnh mô phỏng Sao Hỏa 3,6 tỷ năm trước với đại dương bao phủ gần một nửa bề mặt hành tinh đỏ. Ảnh: Reuters.
"Zhurong đă được gửi đến phía nam Utopia Planitia gần khu vực mô phỏng các đường bờ biển cổ đại dựa trên dữ liệu vệ tinh", tiến sĩ Benjamin Cardenas thuộc Đại học bang Pennsylvania, đồng tác giả nghiên cứu đăng trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), viết.
Nhóm tác giả cho biết kết quả thu được từ vùng đất thấp phía bắc của Sao Hỏa tương tự mẫu vật thu được tại các bờ biển trên Trái Đất khi sử dụng radar xuyên đất: Cả hai đều chỉ ra các đặc điểm trong vật liệu dưới bề mặt nghiêng - và có góc tương tự - về phía vùng đất thấp hoặc hướng đại dương.
"Thông thường, radar sẽ phát hiện ra ngay cả những thay đổi nhỏ nhất về kích thước trầm tích, có lẽ đó là những ǵ đang xảy ra ở đây", tiến sĩ Cardenas nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng băi biển cổ mà họ nghiên cứu trên Sao Hỏa dường như đă thay đổi vị trí theo thời gian. Dữ liệu cho thấy trầm tích có xu hướng tiến về phía bắc. Tiến sĩ Cardenas cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy phần đất liền đă lấn ra đại dương.
"Trên thực tế, băi biển đă lấn ra đại dương ít nhất 1,3 km về phía bắc", ông nói.