Vụ tai nạn chết người đầu tiên liên quan đến xe điện Xiaomi SU7 xảy ra khi hệ thống hỗ trợ lái nâng cao đang được kích hoạt, đồng thời có thông tin về việc không thể mở cửa xe để cứu người.
Mấy tháng gần đây, Xiaomi được ca tụng hết lời v́ những thành công vượt dự kiến ngay khi dấn thân vào lĩnh vực xe điện, với mẫu SU7 cán mốc doanh số 200.000 chiếc trong ṿng chưa đến một năm kể từ khi ra mắt.
Tuy nhiên, ngày vui ngắn chẳng tày gang, giờ đây cái tên Xiaomi xuất hiện tràn ngập báo chí, mạng xă hội v́ vụ tai nạn chết người đầu tiên liên quan tới một chiếc SU7 khiến 3 sinh viên thiệt mạng.Vụ tai nạn đă phủ bóng đen lên những tham vọng của tập đoàn công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực ô tô và làm dấy lên những câu hỏi lớn về độ an toàn và tin cậy của các hệ thống hỗ trợ lái nâng cao (ADAS).
Cụ thể, hôm 29/3, một chiếc Xiaomi SU7 chở 3 người bên trong đă chạy trên đường cao tốc Dezhou-Shangrao ở tỉnh An Huy với hệ thống hỗ trợ lái tự động (NOA) được kích hoạt. Xe duy tŕ tốc độ 116km/h và khi tới gần khu vực xây dựng, một làn đường bị đóng, có rào chắn, chiếc SU7 đâm vào dải chắn đường bằng bê tông ở tốc độ 97km/h, lửa bùng lên nhanh chóng bao trùm chiếc xe.
Ngay sau vụ tai nạn, Xiaomi công bố thông tin chi tiết do hệ thống của xe ghi lại về những ǵ đă diễn ra. Theo đó, vào lúc 22h 44 phút 24 giây, hệ thống lái tự động NOA của chiếc SU7 đă phát cảnh báo "Có chướng ngại vật phía trước" và bắt đầu phanh.
Một giây sau, tài xế giành quyền kiểm soát xe, đánh lái sang trái một góc 22,06 độ và đạp 31% lực phanh.
Hai giây sau đó, tài xế điều chỉnh xe sang phải một chút (1,06 độ) và tăng lực phanh lên 38%. Dù vậy, chiếc xe vẫn lao vào dải phân cách bằng bê tông.
Va chạm đă lập tức làm kích hoạt hệ thống liên lạc khẩn cấp eCall. Trong ṿng 20 giây, chủ xe SU7 nhận liên lạc và cho biết anh không phải người cầm lái. Xe cứu thương có mặt tại hiện trường vào khoảng 23h, nhưng tất cả ba người trong xe đă thiệt mạng.
Dẫn thông tin từ tờ Economic Observer, hăng tin Reuters cho biết bố của một trong các nạn nhân được cảnh sát thông báo rằng không thể dùng ch́a để mở cửa xe sau tai nạn. Trong khi đó, Xiaomi cho biết hăng không thể xác định có thể mở cửa xe vào thời điểm xảy ra tai nạn hay không.
Sự việc đă làm dấy lên một số nghi ngờ đối với Xiaomi và tính năng hỗ trợ lái thông minh trên xe của hăng. Đồng thời, nhiều người đă đặt dấu hỏi về cách quảng cáo tính năng này, trong đó có cả các kênh truyền thông do nhà nước tài trợ, như Guancha.cn.
Theo thông tin trên trang Guancha.cn, mẹ của tài xế, người đă thiệt mạng trong vụ tai nạn, từng nhiều lần cảnh báo con gái về sự nguy hiểm của việc tin tưởng mù quáng vào tính năng hỗ trợ lái thông minh. Tuy nhiên, con gái bà đă đáp lại rằng tính năng này đủ an toàn để sử dụng.
Báo chí truyền thông sau đó đă chỉ ra rằng việc quảng cáo phóng đại các tính năng hỗ trợ lái thông minh đă gây nhầm lẫn về khái niệm "lái thông minh". Nhiều nhà sản xuất ô tô, đặc biệt là những hăng tập trung vào xe thuần điện, thường sử dụng cụm từ "hỗ trợ lái thông minh cấp độ cao", "tự động tránh chướng ngại vật", hay thậm chí là "rảnh tay" khi giới thiệu các tính năng của hệ thống ADAS cấp độ 2.
Những quảng cáo như vậy dễ khiến cho những người tiêu dùng ít tiếp xúc với công nghệ tin rằng đôi khi xe có thể gần như hoàn toàn thay thế tài xế, từ đó dễ dẫn tới sự mất tập trung sau tay lái.
Không chỉ dùng ngôn từ, một số video quảng cáo c̣n có h́nh ảnh tài xế không cầm vô lăng, và cả video cho thấy một tài xế xe SU7 khác đă ngủ trong khi xe tự lái trên đường cao tốc. Việc này được cho là tác động rất lớn đến quyết định mua xe của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ cởi mở hơn với các công nghệ mới.
|