EU đối mặt t́nh thế khó xử: phụ thuộc khí đốt Mỹ đắt đỏ hay quay lại với nguồn cung từ Nga – nước đang bị trừng phạt. Liệu châu Âu có đánh đổi nguyên tắc lấy an ninh năng lượng?

Cơ sở dự trữ khí đốt tự nhiên tại Zsana, Hungary.
Sau hơn ba năm xung đột Nga - Ukraine, châu Âu đang đứng trước t́nh thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách năng lượng: tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt đắt đỏ từ Mỹ hay quay lại với nguồn cung giá rẻ từ Nga - quốc gia đang bị EU trừng phạt. Đây là bài toán khó về an ninh năng lượng mà các nước châu Âu đang phải đối mặt.
"Điểm yếu" trong chính sách năng lượng
Khủng hoảng năng lượng 2022-2023 buộc châu Âu phải t́m kiếm nguồn cung thay thế cho khí đốt Nga. Theo Reuters ngày 14/4, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đă trở thành giải pháp tạm thời, nhưng đồng thời tạo ra một "điểm yếu" mới. Khi Tổng thống Donald Trump có những động thái gây rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương và biến năng lượng thành công cụ mặc cả trong đàm phán thương mại, các doanh nghiệp châu Âu bắt đầu lo ngại.
Năm 2023, khí đốt Mỹ chiếm 16,7% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, đứng sau Na Uy (33,6%) và Nga (18,8%). Tuy nhiên, thị phần của Nga dự kiến giảm xuống dưới 10% trong năm nay do các lệnh trừng phạt. EU đang chuẩn bị mua thêm LNG từ Mỹ, nhưng cuộc chiến thuế quan do ông Trump khởi xướng đă làm gia tăng mối lo ngại về sự phụ thuộc này.
Tatiana Mitrova, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu (Đại học Columbia), cảnh báo LNG của Mỹ có thể trở thành "công cụ địa chính trị" trong tương lai.
Ngày 8/4, Tổng thống Trump đă áp đặt mức thuế quan 20% đối với EU, đồng thời yêu cầu khối này chi thêm 350 tỷ USD cho năng lượng của Mỹ để bù đắp cho "thâm hụt thương mại dai dẳng". Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, ông đă tuyên bố tạm dừng áp dụng hầu hết các mức thuế quan toàn cầu trong 90 ngày, tạo cơ hội cho các đối tác đàm phán.
Theo Politico, EU đă nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để nối lại các cuộc đàm phán về việc tăng mua LNG từ Mỹ, với hy vọng rằng Tổng thống Trump sẽ cởi mở hơn sau khi đ́nh chỉ thuế quan đang gây sốc cho nền kinh tế châu Âu.
Tiếng nói từ ngành công nghiệp
Trước áp lực chi phí và nguy cơ đứt găy chuỗi cung ứng, nhiều giám đốc điều hành công ty năng lượng lớn ở EU bắt đầu đề cập đến khả năng nhập khẩu trở lại khí đốt Nga, điều mà họ coi là "không tưởng" chỉ một năm trước.
Ông Didier Holleaux, Phó Chủ tịch điều hành tại Engie (Pháp), cho rằng nếu có ḥa b́nh ở Ukraine, châu Âu có thể quay lại nhập khẩu 60-70 tỷ mét khối khí đốt Nga mỗi năm, bao gồm cả LNG, đáp ứng 20-25% nhu cầu của EU, giảm so với mức 40% trước xung đột.
Patrick Pouyanne, người đứng đầu TotalEnergies (Pháp), cũng cảnh báo châu Âu không nên phụ thuộc quá mức vào khí đốt Mỹ: "Chúng ta cần đa dạng hóa nguồn cung, không nên phụ thuộc vào một hoặc hai tuyến". Ông dự đoán châu Âu có thể nhập khẩu 70 tỷ mét khối khí đốt Nga sau khi xung đột kết thúc.
Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga giá rẻ, đang phải vật lộn để duy tŕ ngành sản xuất. Tại khu công nghiệp hóa chất Leuna, các nhà sản xuất cho biết khí đốt Nga sẽ sớm quay trở lại.
Ông Christof Guenther, Giám đốc điều hành InfraLeuna, cho biết ngành công nghiệp hóa chất Đức đă cắt giảm việc làm trong năm quư liên tiếp, và việc mở lại đường ống Nord Stream sẽ giúp giảm giá năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ chương tŕnh trợ cấp nào.
Theo một cuộc thăm ḍ của Viện Forsa, 49% người Đức ở bang Mecklenburg-Vorpommern, nơi có đường ống Nord Stream, muốn quay lại sử dụng khí đốt Nga. Klaus Paur, Giám đốc điều hành Leuna-Harze, khẳng định: "Chúng tôi cần khí đốt Nga, chúng tôi cần năng lượng giá rẻ, bất kể nó đến từ đâu".
Chiến lược mới của EU
EU đang t́m cách tập hợp các đơn hàng từ các nhà cung cấp tư nhân và phối hợp với các nhà cung cấp của Mỹ như một cách để có được nhiều LNG với giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, EU đă từng triển khai một hệ thống tương tự sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, nhưng chỉ có một số ít công ty quan tâm đến ưu đăi này, đặt ra câu hỏi về tính khả thi của sáng kiến mới.
Hiện tại, EU yêu cầu các quốc gia thành viên phải đổ đầy 90% nhiên liệu vào kho chứa trước ngày 1/11 hàng năm. Tuy nhiên, các nước châu Âu lo ngại rằng việc đổ xô đi mua nhiên liệu vào mùa hè sẽ đẩy giá lên cao. Trước t́nh h́nh đó, họ đang thúc đẩy việc nới lỏng các quy định về dự trữ, với hy vọng rằng sự linh hoạt sẽ cho phép chi ít hơn cho LNG.
EU đă cố gắng tiếp cận chính quyền Trump về vấn đề này trong nhiều tháng, nhưng những nỗ lực của họ đă vấp phải sự bối rối và thờ ơ từ Washington. Một quan chức EU chia sẻ với Politico: "Những đề xuất này đă được thảo luận trong một thời gian dài, nhưng chúng tôi hy vọng rằng bây giờ đă có cơ hội để đạt được tiến triển. T́nh h́nh hiện nay đă thay đổi - thị trường đang sụt giảm và các nhà lănh đạo doanh nghiệp đang kêu gọi ông Trump thay đổi chiến thuật, tạo ra một cơ hội mới cho EU."
Châu Âu hiện có ít lựa chọn. Các cuộc đàm phán với Qatar về việc cung cấp thêm khí đốt bị đ́nh trệ, và năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Có thể nói, tương lai an ninh năng lượng châu Âu đang trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Các nước vừa muốn đảm bảo nguồn cung ổn định, vừa không muốn phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ đối tác nào, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay.
VietBF@sưu tập