
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố như vậy về TP HCM sau sáp nhập.
Bối cảnh là tại buổi gặp mặt cán bộ lăo thành cách mạng, người có công, gia đ́nh chính sách tiêu biểu khu vực miền Nam.
Ông Tô Lâm nói ông đã hỏi trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận được câu trả lời rằng “sau sáp nhập quy mô TP HCM mới lớn như Thượng Hải của Trung Quốc”.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên so sánh Việt Nam với các quốc gia lân cận.
Ông Tô Lâm từng phát biểu khi thảo luận ở tổ tại Quốc hội vào ngày 13/2 khi đề cập tới vấn đề năng lực cạnh tranh của quốc gia:
“Như Singapore, cách đây 50, 60 năm, họ khó khăn lắm. Người dân Singapore c̣n nói khi đó được sang Sài G̣n, khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy là niềm mơ ước. Giờ đây th́ ngược lại, ḿnh mơ ước để sang Singapore khám bệnh.”
Ông nói khi nhìn sang các nước khác thì thấy Việt Nam phát triển “quá chậm”.
Quay lại vấn đề sáp nhập tỉnh thành, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định quyết định sáp nhập lần này đã được Trung ương và Bộ Chính trị đánh giá kỹ, lấy ví dụ về việc các tỉnh phía nam từ B́nh Thuận trở vào (tính cả Lâm Đồng và Đắk Nông) sẽ từ 22 địa phương giảm xuống c̣n 9.
“Người dân các tỉnh B́nh Dương, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang mới sẽ thành người dân có biển, có núi rừng, Tây Ninh có cửa sông lớn nối ra biển.”
“Vùng cao Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng sẽ thành người dân có biển. Tất cả những điều đó đều được tính toán rất kỹ lưỡng," ông Tô Lâm nêu.
Vấn đề sáp nhập tỉnh thành lần này gây ra nhiều bàn tán, như cách chính quyền lấy ý kiến của người dân về việc sáp nhập tỉnh thành quá gấp và chỉ diễn ra sau khi Trung ương Đảng đã quyết, tới việc đặt tên tỉnh thành (và cả tên xă) mới và địa phương được chọn làm trung tâm hành chính – chính trị mới thời kỳ hậu sáp nhập.
VietBF@sưu tập