Tham khảo thêm ở đây:
Cơ quan CBP có được phép khám xét điện thoại di động của bạn tại biên giới Hoa Kỳ hay không?
Hăy tưởng tượng xem, khi bạn vừa mới hạ cánh xuống từ một chuyến bay quốc tế, người bị kiệt sức, sẵn sàng bắt đầu chuyến thăm viếng hoặc trở về nhà. Khi bạn đến chổ Hải quan, một nhân viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) yêu cầu được xem qua điện thoại của bạn. Không chỉ liếc nh́n, họ muốn xem qua tin nhắn, ảnh chụp và thậm chí cả ứng dụng mạng xă hội của bạn. Bạn dừng lại v́ tự nghĩ,
"Không đời nào có chuyện này lại trở nên hợp pháp được".
Thật ngạc nhiên là có. Theo chính sách hiện tại của chính phủ Hoa Kỳ, các nhân viên CBP được phép khám xét các thiết bị điện tử của bạn, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng, mà không cần lệnh nào khi bạn muốn nhập cảnh vào quốc gia này. Và mặc dù hiếm khi việc này xảy ra, nhưng điều đó vẫn từng có xảy ra. Trên thực tế, một số vụ khám xét kiểu này gây chú ư đă làm dấy lên mối lo ngại và sự nhầm lẫn ngày càng tăng về quyền lợi thực sự của du khách khi vượt biên giới đến Mỹ.
Vậy điều ǵ thực sự đang xảy ra ở đây?

(Minh họa)
Kẽ hở về pháp lư tại biên giới
Tu chính án thứ 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ chống lại các cuộc khám xét và tịch thu vô căn cứ. Nhưng theo chính phủ liên bang, ở chổ biên giới th́ lại có sự khác biệt. Ṭa án từ lâu đă phán quyết rằng việc khám xét thông thường tại các điểm nhập cảnh của Hoa Kỳ không yêu cầu lệnh của Ṭa án, và điều đó bao gồm cả các thiết bị kỹ thuật số. CBP cho biết họ có đủ thẩm quyền cho kiểm tra các thiết bị điện tử v́ lư do an ninh quốc gia.
Điều đó có nghĩa là
điện thoại, ảnh, email, tin nhắn văn bản, tin nhắn trực tiếp, lưu trữ đám mây và thậm chí cả nội dung đă xóa của bạn có thể được truy cập và xem lại nếu CBP cho là cần thiết. Du khách không phải lúc nào cũng được cảnh cáo trước và việc từ chối tuân thủ có thể dẫn đến việc bị từ chối nhập cảnh, tịch thu thiết bị hoặc bị giam giữ thêm.
Du khách, và các câu chuyện có thật
Đây không chỉ là giả thuyết hư cấu. Một vụ án gần đây có liên quan đến một khoa học gia người Pháp được cho là đă bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ tại sân bay Houston, Texas. Tại sao? CBP đă t́m thấy có tin nhắn trên điện thoại của ông chỉ trích các chính sách về khoa học của Tổng thống Trump. Trong một vụ khác, một bác sĩ trở về Hoa Kỳ từ Lebanon với thị thực lao động hợp lệ đă bị giữ tại phi trường quốc tế Logan, Boston Logan v́ những bức ảnh trên điện thoại của cô này cho thấy về một đám tang của bọn khủng bố Hezbollah.
Đây là những ví dụ khá cực đoan, nhưng điều đó nhấn mạnh một xu hướng ngày càng tăng rằng các nhân viên kiểm tra biên giới ở Mỹ đang chú ư hơn đến những ǵ t́m thấy trên màn h́nh điện thoại của chúng ta.
Các luật sư di trú cũng đang chú ư về sự kiện này. Elissa Taub, đối tác tại công ty luật Siskind Susser, có lời khuyên với khách hàng của ḿnh nên hết sức thận trọng về những ǵ được lưu trữ trên thiết bị điện tử của họ, kể cả điện thoại cầm tay.
"Tôi đă nói với khách hàng của ḿnh rằng họ không có vô t́nh lưu lại những bức ảnh nhạy cảm có thể gây ra tranh căi vào điện thoại", cô Taub nói với Newsweek.
"Hăy rất cẩn thận về các hành động trực tuyến của bạn trên WhatsApp, Telegram hoặc tṛ chuyện nhóm. Nếu CBP giữ bạn lại, họ có thể yêu cầu được xem mọi thứ, và bạn không thể làm ǵ nhiều để ngăn chặn họ thực hiện điều đó".
Điều này đă xảy ra thường xuyên như thế nào?
Tin tốt là: không thường xuyên lắm. Theo CBP, có ít hơn 0,01% du khách quốc tế bị khám xét điện tử trong năm tài chính 2024. V́ vậy, về mặt thống kê, khả năng điều này xảy ra là cực kỳ thấp.
Nhưng vẫn có khả năng xảy ra, đặc biệt nếu bạn là người có visa thị thực du lịch, đến từ một quốc gia nằm trong danh sách đen của chính phủ hoặc nếu có điều ǵ đó trong hồ sơ du lịch của bạn sẽ đ̣i hỏi có thêm một cuộc kiểm tra thứ cấp. Đôi khi là ngẫu nhiên. Những lần khác, dựa trên sự linh cảm, một dấu hiệu không tốt trong lịch sử du lịch của bạn hoặc đơn giản là sự quyết định của nhân viên kiểm tra an ninh biên giới.
Điều ǵ sẽ xảy ra nếu họ yêu cầu trao điện thoại của bạn cho họ kiểm tra?
CBP có thẩm quyền cho sao chép số liệu từ điện thoại của bạn và lưu trữ trong ṿng tối đa 15 năm. Vâng, bạn đọc đúng rồi đấy. Điều này bao gồm ảnh, tin nhắn, danh sách liên lạc, nội dung tải xuống và ứng dụng. Mặc dù cơ quan này tuyên bố có
"biện pháp bảo vệ quyền riêng tư mạnh mẽ", nhưng những người chỉ trích như ACLU lên tiếng cảnh cáo rằng dữ kiện nhạy cảm có thể gặp rủi ro.
ACLU đă lập luận trong nhiều năm rằng những hành vi này vi phạm Tu chính án số 4 theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhưng cho đến nay, ṭa án phần lớn đứng về phía chính phủ, viện dẫn lư do an ninh quốc gia và môi trường pháp lư đặc biệt bao quanh biên giới Hoa Kỳ.
Những ǵ mà bạn có thể làm để tự bảo vệ cho ḿnh
Nếu bạn lo ngại về quyền riêng tư khi đi du lịch quốc tế, hăy cân nhắc thực hiện một số bước chủ động:
1/ Du lịch nhẹ nhàng — kỹ thuật số. Chỉ mang theo dữ liệu bạn cần. Cân nhắc sử dụng thiết bị thứ cấp hoặc xóa điện thoại trước chuyến đi và khôi phục sau thông qua việc cho sao lưu an toàn trên đám mây.
2/ Sử dụng mật khẩu mạnh và mă hóa. Mặc dù CBP có thể yêu cầu bạn cung cấp mật mă, nhưng mă hóa sẽ tạo thêm một lớp tŕ hoăn hoặc ngăn chặn.
3/ Đăng xuất ra khỏi các ứng dụng mạng xă hội. Một số du khách thậm chí c̣n xóa mạng xă hội trước khi vượt biên giới và cho cài đặt lại sau đó.
4/ Sao lưu mọi thứ trước. Trong trường hợp hiếm hoi khi thiết bị của bạn bị tịch thu, bạn sẽ không mất đi các tập tin măi măi.
Bức tranh toàn cảnh
Các quốc gia như New Zealand, Đức và Vương quốc Anh đă ban hành các khuyến cáo về du lịch khi chỉ ra sự giám sát chặt chẽ hơn tại biên giới Hoa Kỳ và các luật sư về di trú đang cảnh cáo khách hàng: Hăy suy nghĩ kỹ trước khi nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ với dữ kiện có thể bị hiểu sai hoặc bị hiểu sai ngữ cảnh.
Vấn đề không phải là che giấu các hoạt động bất hợp pháp nào, mà là hiểu ra cách né tránh mọi rắc rối có thể gây ra, làm ảnh hưởng đến sự trải nghiệm du lịch của bạn, đặc biệt là khi luật pháp vẫn đang bắt kịp kỹ thuật hiện đại.
Suy nghĩ sau cùng
Chúng ta đang ở trong thời kỳ khá điên rồ. Thực tế là CBP có thể có đủ thẩm quyền hợp pháp để khám xét điện thoại của bạn mà không cần lệnh của Ṭa án nên khiến cho mọi người phải ít nhiều nhíu mày, lắc đầu.
Theo Yahoo.com