
Muốn hủy hoại một người trẻ, chỉ cần để họ sống quá dễ dàng là đủ.
Tôi từng biết một cậu em. Sau một thời gian đi làm, cậu ấy quyết định nghỉ việc.
Ban đầu, em bảo chỉ muốn nghỉ ngơi một chút, “lấy lại năng lượng.” Tôi nghĩ, ừ, ai mà chẳng có lúc mệt. Có điều, em không phải lo cơm áo gạo tiền, v́ c̣n bố mẹ lo. Vậy là em nghỉ… một tháng, rồi ba tháng, rồi nửa năm.
Lúc đầu, em vẫn dậy sớm, đọc sách, đi tập thể dục. Nhưng rồi dần dần, lịch sinh hoạt đảo lộn: ngày lướt mạng, đêm cày phim, hôm nào cao hứng th́ chơi game tới sáng.
Không c̣n t́m việc nữa, em bảo “ngại,” bảo “chưa sẵn sàng.”
Lần gần nhất gặp lại, em cười gượng:
“Anh ơi, em bắt đầu sợ chính cái nhàn rỗi của ḿnh rồi.”
Tôi không trách. V́ tôi từng như thế.
Hồi sinh viên, cũng có lúc tôi tưởng: học qua loa cũng được, cứ vui chơi, tận hưởng đi đă. Chỉ đến khi ra trường, đứng trước khoảng không vô định của cuộc đời, tôi mới hiểu:
Cái nguy hiểm nhất với người trẻ không phải là làm việc quá mệt, mà là khi chẳng c̣n bị buộc phải làm ǵ cả.
Không lịch tŕnh.
Không mục tiêu.
Không ai đợi chờ ḿnh vào ngày mai.
Và thế là từng ngày, ḿnh tụt dốc… chẳng cần ai đẩy.
Thế giới hôm nay khiến điều đó dễ hơn bao giờ hết.
Mạng xă hội, game, giải trí, đồ ăn ship tận cửa… mọi thứ phục vụ ta quá nhanh, quá tiện. Đến mức ta không c̣n thấy cần bước ra ngoài nữa. Ta tưởng mọi thứ vẫn ổn – hoặc tự ép ḿnh tin rằng như thế là ổn.
Thoải mái không xấu. Nhưng nếu không tỉnh táo, nó sẽ trở thành một liều thuốc ngủ. Mài ṃn dần ư chí, giết đi cảm giác cần phải sống có trách nhiệm.
Nếu bạn đang rơi vào ṿng xoáy đó, tôi chỉ muốn nhắc:
Hăy nghỉ ngơi – nhưng nhớ đặt một ngày cụ thể để quay lại.
Đừng tự nhủ: “chán rồi sẽ đi làm lại,” v́ “chán” không có ngày tháng rơ ràng.
Hăy tận hưởng – nhưng biết giới hạn.
Chúng ta khác nhau cơ bản không phải ở xuất phát điểm, mà ở việc ai biết điểm dừng.
Cuối cùng, hăy nhớ:
Cái ta đánh mất khi dễ dăi với bản thân không phải chỉ là thời gian… mà là chính ḿnh.
VietBF@sưu tập