Chính quyền một số địa phương Nhật Bản đang kêu gọi áp dụng quy định mới, thu phí cứu hộ đối với những người leo núi Phú Sĩ trái mùa.
Động thái muốn thu phí những du khách cố t́nh leo Phú Sĩ ngoài mùa chính thức diễn ra trong bối cảnh chi phí cứu hộ và lo ngại về an toàn cho lực lượng cứu hộ ngày càng tăng. Nhiều người đă chỉ trích và gọi các du khách cố t́nh leo núi vào thời điểm không được phép là "những kẻ ích kỷ".
Thị trưởng hai thành phố Fujiyoshida và Fujinomiya cùng Thống đốc tỉnh Shizuoka đă đề xuất chính phủ sửa đổi luật, cho phép chính quyền địa phương áp dụng mức phí cứu hộ với những du khách bị mắc kẹt khi leo núi trái mùa. Mùa leo núi chính thức và được phép là ba tháng hè.

Chính quyền địa phương muốn du khách leo núi Phú Sĩ (ảnh) đều phải có kinh nghiệm. Ảnh: AFP
Thống đốc tỉnh Shizuoka cho biết chi phí thuê trực thăng cứu hộ có thể lên tới 500.000 yen (gần 3.440 USD) mỗi giờ, chưa kể chi phí cho đội cứu hộ dưới mặt đất và cơ sở y tế.
Lời kêu gọi này xuất hiện sau khi một du khách Trung Quốc được cứu khỏi đỉnh núi Phú Sĩ hai lần trong ṿng bốn ngày hồi tháng 4. Thanh niên 27 tuổi này lần đầu được cứu khi bị chóng mặt và lạc đường khi gần đến đỉnh, đồng thời làm rơi điện thoại, giày đinh và một số thiết bị leo núi. Bốn ngày sau, người này lại tiếp tục được cứu khi bất tỉnh ở độ cao khoảng 3.000 m, được chẩn đoán sốc độ cao. Sau khi được đưa xuống núi bằng cáng, nam du khách cho biết quay lại t́m điện thoại đă đánh mất.
"Tôi nghĩ họ đă không nghe theo cảnh báo và tự ư leo núi trong mùa trái phép" Thị trưởng Fujinomiya, Hidetada Sudo, phát biểu trong buổi họp báo hôm 9/5, cũng cho biết chi phí cho mỗi đợt cứu hộ rất lớn. Những người leo núi trái mùa cần chịu trách nhiệm và chi trả cho việc đó. Họ phải có trách nhiệm với hành động của ḿnh.
Ông Sudo cho rằng nhiều người leo núi thiếu kinh nghiệm và chuẩn bị sơ sài, thường xem nhẹ các cảnh báo an toàn và không nghĩ đến rủi ro mà lực lượng cứu hộ phải đối mặt. Nếu không có quy định ràng buộc chi phí cứu hộ, "họ sẽ tiếp tục leo núi một cách chủ quan và mặc định rằng sẽ luôn có người tới cứu".

Du khách mua vé để leo núi Phú Sĩ qua đường ṃn Yoshida. Ảnh: AFP
Thị trưởng Fujiyoshida, ông Shigeru Horiuchi, cũng đồng t́nh với quan điểm trên, cho biết sẽ đề nghị chính quyền tỉnh Yamanashi triển khai cơ chế thu phí cứu hộ đối với người leo núi trái mùa. Cứu hộ trên núi là nhiệm vụ nguy hiểm nhưng nhiều người lại coi việc gọi cứu hộ đơn giản như gọi taxi. Ông cho rằng mức phí cao có thể giúp ngăn cản người khác mạo hiểm leo núi vào mùa đông.
Thống đốc tỉnh Shizuoka, ông Yasutomo Suzuki, cho biết ủng hộ đề xuất này, nhưng nhấn mạnh chính phủ cần xem xét và thông qua trước khi triển khai.
Tatsuo Nanai, Tổng thư kư câu lạc bộ leo núi Phú Sĩ, ủng hộ ư tưởng này và cho rằng những người muốn chinh phục núi cần có kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ lưỡng. Vào mùa trái phép, tuyết sâu và băng đá khiến Phú Sĩ trở nên nguy hiểm. Ở nhiều nước, người leo núi bắt buộc phải mua bảo hiểm và phải trả phí cứu hộ nếu xảy ra sự cố. "Tôi rất thông cảm với các chính quyền địa phương phải gánh chịu toàn bộ chi phí hiện nay", ông nói.
Theo số liệu từ chính phủ, có hơn 204.000 người leo Phú Sĩ trong ba tháng mùa hè năm ngoái, trung b́nh khoảng 3.000 người mỗi ngày. Ông Nanai cho biết các đội cứu hộ phải xử lư người bị thương gần như mỗi ngày trong mùa chính thức. Năm ngoái, có 9 người thiệt mạng trên núi, phần lớn do bệnh lư liên quan đến độ cao, ngoài một trường hợp ngă tử vong.
Nhiều ngọn núi khác ở Nhật cũng thu hút người leo không chuẩn bị đầy đủ. Đầu tháng 5, một cặp du khách người Anh bị kẹt trên đỉnh Yotei cao 1.898 m tại Hokkaido v́ không chịu nổi thời tiết giá lạnh. Khi được t́m thấy bằng trực thăng, người đàn ông mặc quần đùi c̣n người phụ nữ chỉ mặc áo ngắn tay. Cả hai được đưa tới bệnh viện kiểm tra và đă xuất viện sau đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn. Cảnh sát từng xác nhận một khúc xương đùi t́m thấy hồi tháng 4 là của Patricia Murad, một nữ du khách Mỹ mất tích năm ngoái khi đi bộ một ḿnh trên tuyến đường hành hương Kumano Kodo dài 15 km ở tỉnh Wakayama. Xương được phát hiện gần ba lô và quần áo của nạn nhân. Cảnh sát không nghi ngờ có án mạng nhưng vẫn tiếp tục điều tra vụ việc.