Người dân Litvia phản đối cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. (Ảnh minh họa: Dovile Ramoskaite/Unsplash)
Cuộc đàm phán đầu tiên giữa Nga và Ukraine ở Istanbul đă kéo dài 90 phút kết thúc với sự thất vọng của phái đoàn Ukraine:
"Nga nêu ra một số điều kiện mà chúng tôi không thể chấp nhận được". Thế nhưng, trưởng phái đoàn Nga là Vladimir Medinsky lại nói, ông ta hài ḷng.
Theo Ukraine, bên đàm phán Nga yêu cầu Ukraine phải từ bỏ các vùng lănh thổ đang do Ukraine kiểm soát, điều mà Ukraine không chấp nhận và cho rằng Nga chỉ muốn làm chệch hướng trong tiến tŕnh đàm phán.
Điều đáng chú ư là trong quá tŕnh đàm phán, phái đoàn Ukraine thảo luận với Nga thông qua một phiên dịch viên. Vấn đề là có rất nhiều người Ukraine biết nói thành thạo tiếng Nga. Cho nên việc mà phái đoàn Ukraine cho sử dụng thông dịch viên rơ ràng là nhằm khẳng định rằng ngôn ngữ của họ không phải là tiếng Nga. Và rằng, Ukraine không phải là một phần của nước Nga dù trong quá khứ, Ukraine đă là một phần của Liên Xô.
Ukraine là quốc gia mà đa số người dân nói tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ. Song hiện nay nhiều người Ukraine quyết định không dùng tiếng Nga kể từ khi Nga xua quân xâm lược đất nước họ. Tiếng Ukraine và tiếng Nga đều thuộc hệ thống Slavonic, nhóm các ngôn ngữ có liên quan ở Trung Âu và Đông Âu (gồm tiếng Ba Lan, tiếng Séc và tiếng Bulgaria).
Tổng thống Nga Putin đưa ra lư do cho cái gọi là
"chiến dịch quân sự đặc biệt" của ông ta là nhằm bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga khỏi các chính sách kỳ thị của
"chính quyền phát xít Kyiv". Thế nhưng, cuộc chiến tranh mà Putin cho phát động dường như lại gây ra phản tác dụng khiến cho nhiều người nói tiếng Nga tại Ukraine lên án cuộc xâm lược và quyết định bỏ tiếng Nga mà chuyển hẳn sang nói tiếng Ukraine.
Bảng chữ cái tiếng Ukraine viết bằng bảng chữ cái Cyrillic, có nhiều nét tương đồng với bảng chữ cái tiếng Nga. Nh́n chung, tiếng Nga có giọng điệu gay gắt hơn và ngữ điệu mạnh mẽ hơn tiếng Ukraine. Nhiều người ngoại quốc cho rằng tiếng Ukraine nhẹ nhàng, giàu nhạc tính và thơ mộng hơn tiếng Nga.
Học giả Phạm Quỳnh từng nói:
"Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n". Hẳn người Ukraine cũng có lối suy nghĩ giống như vậy. Giới ngôn ngữ học và người dân Ukraine xem tiếng Ukraine là một ngôn ngữ riêng biệt. Tiếng Ukraine có lẽ khác với tiếng Nga như tiếng Tây Ban Nha khác với tiếng Bồ Đào Nha. Song những kẻ theo chủ nghĩa đại Nga lại muốn xếp tiếng Ukraine như một phương ngữ (
dialect) của tiếng Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần khẳng định
"không hề có một nước gọi là Ukraine". Ông ta cho rằng, người Nga và người Ukraine là một dân tộc, có chung một tiếng nói. Theo ông ta, cái gọi là căn cước quốc gia Ukraine hiện nay chỉ là một sản phẩm của các thế lực ngoại quốc chống Nga. Một giáo sư nghiên cứu tiếng Nga và Slave có lư khi cho rằng bằng cách t́m kiếm
"sự thống nhất" nào đó trong ngôn ngữ giữa Nga và Ukraine, Putin đang đưa ra một lập luận ngạo mạn cho phép Nga có quyền can thiệp vào nơi mà ông ta khẳng định là không gian của Nga.
Trong t́nh h́nh căng thẳng hiện nay ở Ukraine, ngôn ngữ đang được cho sử dụng làm một phương tiện và được chính trị hóa hơn bao giờ hết. Nó được người dân cho áp dụng để thể hiện ra quan điểm ủng hộ Nga hay phương Tây. Với người Ukraine, tiếng Tây Ban Nha không phải là tiếng Bồ Đào Nha. Hai thứ tiếng này dù có những điểm tương đồng nhưng vẫn là hai thứ ngôn ngữ khác nhau, như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vốn trên thực tế là hai quốc gia hoàn toàn khác nhau.
Cũng vậy, với người Ukraine, tiếng Ukraine và tiếng Nga dù có những điểm tương đồng nhưng vẫn là hai thứ tiếng khác nhau, cũng như Ukraine và Nga là hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Dù có tham vọng ngông cuồng như thế nào, Putin sẽ chẳng bao giờ làm cho biến mất được tiếng Ukraine, chẳng bao giờ cấm được người Ukraine nói tiếng mẹ đẻ, khi mà người Ukraine đă nặng t́nh với tiếng nói của dân tộc họ:
"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…"