“Bà có tay chân mà… sao ngồi đó sai tui?” Đứa con gái lớn tiếng căi leo lẻo, khi chị nhờ con bé xách bịch trái cây lên lầu. Chị giận tím ruột bầm gan, măi một lúc mới lên tiếng rủa xả lại con.
Mỗi lần vô t́nh nghe cháu gái căi mẹ xoen xoét, người d́ lại gọi nó lên khuyên giải. D́ nhắc khéo: “Con không nên hỗn hào với mẹ như vậy!”
Nó luôn ngắt lời d́, bằng một câu: “ Tại hồi xưa ai biểu, mẹ tối ngày căi lại bà ngoại nên giờ bị nghiệp đó!”
D́ nhớ, ngày trước, khi nó chỉ mới 10 tuổi, mỗi khi thấy cảnh mẹ trả treo với bà ngoại, nó hay bức xúc mách với d́: “Mai mốt lớn, con sẽ không hỗn láo với bà ngoại như mẹ đâu!”
Vậy mà d́ không ngờ năm tháng qua đi, khi trưởng thành, con bé lại trở thành bản sao của chị gái.
“Nếu con tin đó là nghiệp, do mẹ con gây ra. Vậy con có muốn sau này, cái nghiệp chửi rủa lại cha mẹ, nó truyền từ đời này sang đời khác không? Tương lai, con lập gia đ́nh rồi cũng sẽ có con cái. Vậy con có muốn con cháu ḿnh hỗn láo với ḿnh không?”
Câu hỏi đột ngột của d́ khiến nó nín lặng, vẻ mặt thoáng lo lắng. Nó lí nhí bảo: “Tại mẹ hay nói mấy câu làm con bực ḿnh nên con mới hỗn. Để con cố gắng… nhịn mẹ!”
Thật thương cho con bé, v́ suốt tuổi thơ, nó luôn phải chứng kiến cảnh mẹ nó “ăn miếng trả miếng” với bà ngoại. Bây giờ để con bé thay đổi lời ăn tiếng nói và cách ứng xử với mẹ của nó, hẳn không dễ dàng trong ngày một ngày hai được.
Nếu ai đó tin vào luật nhân quả, người ta hay gọi đó là “nghiệp”, là “gieo nhân nào gặt quả đó”. Nhưng nếu theo lời ông cha ta xưa nhắc nhở th́ câu “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó” như một tấm gương để mỗi chúng ta kịp soi lại chính ḿnh mà nghiệm ra “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”…
VietBF@ sưu tập