Ding Yuanzhao, một tiến sĩ sinh học từng học ở Đại học Oxford, hiện là shipper giao đồ ăn tại Bắc Kinh sau khi thất nghiệp v́ không t́m được việc làm đúng chuyên môn.
Ding Yuanzhao, 39 tuổi, từng là niềm tự hào của nhiều người Trung Quốc khi sở hữu loạt thành tích học thuật vượt trội. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ thuật hóa học tại Đại học Thanh Hoa, sau đó tiếp tục theo học thạc sĩ năng lượng và tài nguyên tại Đại học Bắc Kinh. Đây là hai trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
Không dừng lại ở đó, Ding c̣n nhận bằng tiến sĩ sinh học tại Đại học Công nghệ Nam Dương ở Singapore và thạc sĩ đa dạng sinh học tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh. Ngoài ra, anh c̣n hoàn thành chương tŕnh nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore – một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu châu Á.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2024, hợp đồng nghiên cứu sau tiến sĩ của anh không được gia hạn. Mười đơn xin việc không được phản hồi, các cuộc phỏng vấn đều thất bại. Ding rơi vào trạng thái thất nghiệp kéo dài. Không t́m được việc làm tại Singapore, anh quyết định trở về Bắc Kinh.

Ding khoe học bổng đại học Thanh Hoa. Ảnh: 163
Trong lúc chờ cơ hội việc làm mới, anh đăng kư làm nhân viên giao đồ ăn để duy tŕ chi phí sinh hoạt. "Chỉ khi tự nuôi được bản thân, tôi mới có thể chủ động t́m hướng đi mới", Ding nói.
Trả lời về nguyên nhân thất nghiệp, Ding cho rằng thị trường Singapore không đặt nặng bằng cấp mà đề cao năng lực thực tế. Chính sách thắt chặt với lao động nước ngoài và xu hướng ưu tiên người bản địa khiến người như anh mất lợi thế. Hơn nữa, ngành sinh học mà anh theo đuổi đ̣i hỏi tŕnh độ cao nhưng lại thiếu đầu ra việc làm.
Ding thẳng thắn thừa nhận đă rơi vào thế khó: “Tôi kỳ vọng sẽ t́m được việc đúng chuyên môn, lương tốt. Nhưng rồi cao không tới, thấp không xong, cuối cùng vào ngơ cụt”.
Tấm bằng không cứu được sự nghiệp
Ding từ chối lời khuyên đi làm gia sư hoặc giảng dạy v́ nhận thấy ḿnh thiếu kỹ năng sư phạm. “Không phải cứ học giỏi là dạy giỏi. Lên bục giảng mà không có kỹ năng, vẫn có thể mơ hồ và lúng túng”, anh chia sẻ.
Ding không xem nghề giao đồ ăn là điều đáng xấu hổ. Theo anh, nghề này mang lại thu nhập ổn định, thời gian linh hoạt và giúp duy tŕ cuộc sống trong giai đoạn chưa t́m được việc chuyên môn. Câu chuyện của anh nhận được sự quan tâm rộng răi trên mạng xă hội. Nhiều người gọi anh là “Người có tŕnh độ học vấn cao nhất trong ngành giao đồ ăn Trung Quốc”.
Thực tế, Ding không phải trường hợp cá biệt. Theo báo cáo năm 2024 của nền tảng tuyển dụng Zhaopin, 38% shipper tại Trung Quốc có bằng cao đẳng trở lên, tăng 12% so với hai năm trước. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, mức lương trung b́nh của một shipper là khoảng 7.350 tệ, cao hơn mức trung b́nh 6.000 tệ của một nhân viên văn pḥng. Trong những ngày cao điểm, thu nhập có thể vượt 1.000 tệ mỗi ngày.
Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm lao động tŕnh độ cao tại Trung Quốc đang trở thành vấn đề đáng báo động. Trong năm 2024, nước này có hơn 12 triệu sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, chỉ khoảng 44% người có bằng thạc sĩ trở lên t́m được việc làm – tỷ lệ này thấp hơn cả nhóm cử nhân.
Ding từng tin rằng học hành chăm chỉ sẽ giúp anh xây dựng sự nghiệp ổn định. Nhưng thực tế lại phủ nhận giả định ấy. Sự thất vọng lan rộng khiến mạng xă hội Trung Quốc xuất hiện nhiều b́nh luận tiêu cực như “Thi vào trường danh tiếng cũng chẳng giúp được ǵ” hay “Bằng cấp giờ vô giá trị”.
Tuy nhiên, Ding vẫn giữ vững lập trường: không có ǵ là vô nghĩa nếu mỗi giai đoạn sống đều được nh́n nhận một cách thực tế. Anh tiếp tục giao đồ ăn, chờ đợi cơ hội đúng chuyên môn xuất hiện, không bi quan cũng không tô vẽ.
“Tôi không mất ḷng tin. Nhưng tôi đă học cách điều chỉnh kỳ vọng để sống tiếp”, Ding Yuanzhao nói.
VietBF@ sưu tập