TRUNG QUỐC - Trong khi nhiều nhà đầu tư quay cuồng giữa những phiên giao dịch đầy biến động th́ câu chuyện về cụ ông, cụ bà hơn 100 tuổi vẫn gắn bó với thị trường chứng khoán được cộng đồng mạng Trung Quốc lan truyền như một điểm sáng khác biệt.
Không ồn ào, không công bố lợi nhuận khủng, càng không khoe tài khoản, những nhà đầu tư đặc biệt này chọn gắn bó với thị trường bằng sự điềm tĩnh và bền bỉ đáng kinh ngạc. Chính cách họ sống cùng chứng khoán lại truyền tải nhiều bài học cho hàng triệu nhà đầu tư F0 - những người vẫn quen đầu tư bằng cảm xúc.
Đầu tư giúp 'chống lăo hóa'
Cụ ông Ngô Truyền Trung, nguyên là phó giáo sư một trường đại học kinh tế ở thành phố Hợp Ph́ (tỉnh An Huy), bắt đầu tham gia thị trường từ năm 1993 với mục đích “ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ” ở người già, theo The Paper.
“Chơi cổ phiếu phải động năo, như vậy sẽ giúp chống lăo hóa, pḥng ngừa sa sút trí tuệ”, ông nói.
Câu chuyện đặc biệt về 2 nhà đầu tư chứng khoán hơn 100 tuổi vẫn thường được cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ. Ảnh: Baidu
Hơn 30 năm qua, ông vẫn đều đặn có mặt tại công ty chứng khoán vào lúc 8h30' sáng mỗi ngày để theo dơi thị trường và rời đi khi phiên giao dịch kết thúc lúc 15h chiều.
Điều đáng nói là ông đă rút hết vốn gốc từ lâu, phần tiền ông đầu tư hiện tại hoàn toàn là lợi nhuận tích lũy. Với ông, thị trường không chỉ là nơi kiếm lời, mà là một phần trong nhịp sống hàng ngày giúp rèn luyện tư duy, giữ đầu óc minh mẫn và theo dơi chuyển động của nền kinh tế thông qua từng biến động nhỏ trên bảng điện.
“Nhưng đầu tư không thể liều lĩnh, thấy người ta mua là nhảy vào theo, vậy là sai. Phải ổn định, phải có nguyên tắc”, ông nhấn mạnh.
Theo Anhui News, ông Ngô chưa từng bỏ sót ngày giao dịch nào, trừ những lúc thời tiết quá khắc nghiệt. Con trai cả của ông cho biết cha ḿnh vốn là người rất siêng năng, thích học hỏi và thường xuyên rèn luyện trí óc.
“Cha tôi mỗi ngày dậy lúc 6h sáng, tập thể dục, đọc báo, theo dơi thời sự và luôn xem chương tŕnh thời sự buổi tối”, anh kể.
Dù con trai từng khuyên ông ở nhà theo dơi bảng điện tử, thay v́ đến tận nơi để tránh rủi ro, ông Ngô kiên quyết không đồng ư. Ông nói rằng, nếu chỉ xem thị trường ở nhà th́ không c̣n hứng thú nữa, ra ngoài là để gặp gỡ, tṛ chuyện với các “nhà đầu tư” khác.
Trong khi đó, ở tuổi ngoài 100, cụ bà Chu Hồng Bảo - một nhà đầu tư từng trải từ thời “lăo bát cổ” (giai đoạn sơ khai của thị trường chứng khoán Trung Quốc) vẫn đều đặn theo dơi diễn biến thị trường mỗi ngày tại Thượng Hải.
Cụ bà không theo trường phái phân tích kỹ thuật, cũng không xem biểu đồ giá hay đọc các báo cáo phân tích phức tạp. Bà chỉ chọn mua những cổ phiếu quen thuộc với cuộc sống thường ngày như Đông Phương Minh Châu (công ty truyền thông và du lịch) và Lục Gia Tủy (công ty bất động sản) - hai doanh nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải.
“Bắt đầu với khoảng 2.000-3.000 NDT (khoảng 7,3-10,9 triệu đồng), sau nhiều năm, tài khoản của bà có lúc đạt mức lợi nhuận 100.000 NDT (khoảng 363,8 triệu đồng). Tuy nhiên, bà không quan tâm đến lỗ lăi. "Tôi không để ư trong tài khoản c̣n bao nhiêu, coi như là một cách giải trí”, bà cho hay.
Con trai bà chia sẻ: “Với mẹ tôi, chơi chứng khoán là một thú vui tinh thần. Mẹ tôi có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ chỉ để nh́n cá bơi thong thả trong bể, cũng giống như cách bà quan sát thị trường: b́nh tĩnh, không vội vă, không để cảm xúc cuốn đi”.
V́ tuổi cao, cụ bà không dùng máy tính hay điện thoại, các lệnh mua - bán được chuyển qua ghi chú hoặc gọi điện cho con trai thực hiện. Với tâm thế nhẹ nhàng như vậy, cụ bà đă vượt qua nhiều chu kỳ thị trường, sống khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn và sống thọ.
Có lần, công ty chứng khoán nơi bà mở tài khoản, từng nghi ngờ tài khoản có dấu hiệu bất thường liên quan đến rửa tiền. Sau khi đến tận nhà xác minh, họ thấy bà cụ thực sự đang xem bảng điện và đưa lệnh qua con trai.
Giữa sóng gió thị trường, trụ vững đă là một chiến thắng
Phần lớn nhà đầu tư bước vào thị trường chứng khoán với một mục tiêu duy nhất: kiếm lời. Nhưng câu chuyện từ hai nhà đầu tư hơn 100 tuổi lại gợi mở một góc nh́n khác: điều quan trọng không phải là sinh lời bao nhiêu, mà là có thể đi cùng thị trường đủ lâu.
Thị trường chứng khoán vốn không khoan nhượng. Dù là ở phố Wall hay Thượng Hải, dù là nhà đầu tư nhỏ lẻ hay quỹ đầu tư tổ chức, quy luật “kẻ mạnh sống, kẻ yếu bị đào thải” vẫn luôn hiện hữu.
Những người thiếu kỷ luật, dễ bị cuốn theo tin đồn hoặc kỳ vọng làm giàu nhanh th́ thường sớm bị đào thải. Đ̣n bẩy tài chính, giao dịch cảm tính và tâm lư “phải thắng” là 3 yếu tố dễ dẫn đến sai lầm nặng nề nhất.
Thay v́ chạy theo sóng ngắn hạn, những nhà đầu tư bền bỉ thường chọn gắn bó với nhóm cổ phiếu quen thuộc, hiểu rơ doanh nghiệp và chỉ hành động khi xác suất chiến thắng cao. Họ không cần “biết hết thị trường” mà chỉ cần nắm rơ vài mă trọng điểm.
Một nguyên tắc then chốt khác: chỉ dùng tiền nhàn rỗi. Không ít người từng đánh mất cả sự nghiệp và tương lai v́ mạo hiểm vốn vay vào thị trường. Khi rủi ro xảy ra, hậu quả không chỉ là thiệt hại tài chính mà c̣n là sự đổ vỡ của nhiều kế hoạch cá nhân.
Hai nhà đầu tư tuổi bách tuế không phản ứng cảm tính trước từng phiên điều chỉnh, không bị cuốn vào các hội nhóm “tư vấn nóng”. Họ giữ nhịp sinh hoạt đều đặn, quan sát thị trường như một phần cuộc sống. Không vội vàng, không tham lam, chính sự điềm tĩnh đó mới giúp họ trụ vững giữa những biến động dài hàng thập kỷ.
Đầu tư dài hạn không chỉ là chiến lược mà c̣n là sự rèn luyện về tâm lư: kiểm soát cảm xúc, giảm kỳ vọng phi thực tế và duy tŕ kỷ luật trong mọi hoàn cảnh thị trường.