Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu leo thang. Người dân Mỹ đang đẩy mạnh mua sắm các mặt hàng như mặt nạ pḥng độc, gói lương thực dự trữ và sạc dự pḥng, một "liệu pháp mua sắm" để xoa dịu nỗi lo về tương lai bất định.
Sau vụ không kích của Mỹ nhằm vào Iran cuối tuần qua, dữ liệu từ Google cho thấy lượng t́m kiếm các cụm từ như 'bộ dụng cụ sinh tồn' và 'phóng xạ hạt nhân' tại Mỹ tăng vọt – đạt mức cao nhất kể từ thời điểm xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022.
Trên nền tảng Amazon, công ty phân tích thị trường Jungle Scout ghi nhận lượng t́m kiếm và mua sắm các sản phẩm như mặt nạ pḥng độc, bộ sơ cứu và đèn pin năng lượng mặt trời tăng đáng kể trong 30 ngày qua. Các cụm từ như "trang bị chống bạo động" và "bộ ứng phó băo lũ" cũng xuất hiện nhiều hơn.
Mặt hàng có mức tăng t́m kiếm cao nhất là tấm chắn mặt Uvex Bionic – từng lan truyền trên mạng sau các cuộc biểu t́nh phản đối cơ quan Di trú Mỹ tại Los Angeles. Theo ông Tom Werle, Giám đốc điều hành Jungle Scout, mức độ quan tâm không nhất thiết đồng nghĩa với nhu cầu thực tế, nhưng nó phản ánh nỗi lo lắng lan rộng.
Bên cạnh nguy cơ xung đột, người Mỹ c̣n lo ngại chuỗi cung ứng gián đoạn do xung đột thương mại, bất ổn dân sự liên quan đến di trú, hay các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, lốc xoáy và băo ngày càng nghiêm trọng.
Chad Huddleston, Giáo sư nhân học tại Đại học Southern Illinois Edwardsville – người nghiên cứu cộng đồng “prepper” (chuẩn bị đối phó thảm họa) hơn một thập kỷ, cho rằng tâm lư "mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát" đang lan rộng trong xă hội Mỹ. “Mọi người nh́n quanh và tự hỏi: 'Tôi nên lo về điều ǵ trước tiên?’”, ông nói.
Điều thú vị là, phần lớn người theo đuổi lối sống "prepper" không bị tác động bởi sự kiện lớn như 11/9 hay các cuộc xung đột ở Trung Đông, mà bởi thảm họa gần nhà hơn – cụ thể là siêu băo Katrina năm 2005. “Họ chứng kiến nỗi khổ của người dân qua truyền h́nh và nghĩ: ‘Chuyện đó có thể xảy ra ở đây’”.
Trên TikTok, xu hướng "chuẩn bị cho Thế chiến III" cũng bùng phát. Một người dùng chia sẻ cách chuẩn bị bộ sinh tồn chỉ với 20 USD từ Dollar Tree, gồm đèn pin đeo đầu, dây thừng, pin, đồ hộp, nước và sữa tắm – những món đồ nhỏ nhưng mang lại cảm giác an tâm.
Tuy nhiên, theo Huddleston, việc mua sắm đơn thuần không thể thay thế sự chuẩn bị thực sự. “Nhiều người chỉ mua xô đồ ăn ở Costco, thêm cái ba lô trên Amazon rồi cất vào tủ, nghĩ là xong”, ông nói. Với những người thật sự nghiêm túc, kỹ năng và kế hoạch c̣n quan trọng hơn cả vật dụng. “Bạn biết càng nhiều th́ cần mang theo càng ít”.
Với một số người có điều kiện, sự an tâm đến từ việc đầu tư vào các pḥng an toàn, hầm ngầm hoặc căn hộ chung cư – được quảng cáo là có thể chống chọi từ thiên tai đến xung đột. Một số công ty xây dựng cho biết họ thường nhận được nhiều cuộc gọi hơn sau các sự kiện như vụ không kích Iran, nhưng tuần qua chưa thấy sự đột biến rơ rệt.
Dù vậy, so với một căn hầm trị giá hàng trăm ngh́n USD, túi đựng đồ khẩn cấp may sẵn trên Amazon có vẻ là lựa chọn hợp lư và dễ tiếp cận hơn. “Những món thiết thực, dễ mua mới là thứ người ta nghĩ đến đầu tiên – và thuật toán cũng thế”, Huddleston nhận định.
Sự chuẩn bị ứng phó thảm họa tại Mỹ mang đậm tính cá nhân và tiêu dùng – trái ngược hoàn toàn với các mô h́nh pḥng thủ cộng đồng tại Thụy Sĩ hay Phần Lan, nơi người dân được hướng dẫn sơ tán vào các boong-ke kiên cố dưới sân bóng hay hầm gửi xe khi c̣i báo động vang lên.
“Người Mỹ không biết một hầm trú bom thực sự trông như thế nào”, chuyên gia tư vấn Paul Seyfried ở Utah nhận xét. Ông đă xây dựng hầm trú ẩn theo tiêu chuẩn châu Âu và cho rằng phần lớn các sản phẩm sinh tồn được quảng cáo hiện nay đều không hiệu quả.
Theo Business Insider, người dân Mỹ thường phải tự lo chuyện pḥng thân – từ xây hầm trú ẩn đến tích trữ nhu yếu phẩm – trong khi niềm tin vào Chính phủ vẫn ở mức thấp kỷ lục. Khảo sát của Pew Research và FEMA cho thấy chỉ khoảng một nửa dân số kỳ vọng chính quyền có thể hỗ trợ khi xảy ra khẩn cấp và phần lớn vẫn lo lắng về sức khỏe và tài chính hơn là thiên tai.