Giới chức quân sự cao cấp của Ngũ Giác Đài xác nhận, trên thực tế, loại bom GBU-57 14 tấn của Hoa Kỳ không nhắm khoan thẳng vào đá hay bê tông ở các cơ sở hạt nhân Iran ngày 22/6 mà nhằm vào một điểm yếu của hệ thống này.
H́nh ảnh từ báo Nga cho đăng tải về cảnh tượng bên trong cơ sở hạt nhân Fordow của Iran. (Ảnh: Topcor)
Cuộc không kích quy mô lớn của Mỹ nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân Iran, đặc biệt là Fordow, đang làm dấy lên nhiều tranh luận gay gắt: Liệu bom xuyên phá GBU-57 (MOP) có thật sự đủ sức xuyên qua hàng chục mét núi đá và bê tông để phá hủy mục tiêu dưới ḷng đất?
Theo giới truyền thông quốc tế, cơ sở Fordow được xây dựng ở độ sâu khoảng 80-90 m dưới ḷng đất, và đặt sâu bên trong một ngọn núi gần thành phố Qom để bảo vệ khỏi các cuộc không kích và các loại bom xuyên phá công sự. Một số nguồn tin thậm chí cho rằng độ sâu này có thể từ 80-110 m.
Các thông tin qua h́nh ảnh cũng cho thấy cơ sở được che chắn bởi một lớp bê tông dày. Tuy nhiên, cơ sở không chỉ được bảo vệ dựa vào bê tông mà c̣n cho tận dụng cấu trúc núi đá vững chắc như một phần của hệ thống pḥng thủ tự nhiên.
Fordow nằm trong các lớp trầm tích dày đặc như đá vôi và đá dolomite. Các loại đá này có độ cứng và khả năng chống chịu áp lực cao, đồng thời có đặc tính hấp thụ năng lượng tốt từ các vụ nổ.
Phân tích về địa chất c̣n cho thấy khu vực này có các loại đá núi lửa cổ đại và đặc biệt cứng, bao gồm bazan và rhyolite. Sự kết hợp giữa độ sâu đáng kể, các lớp đá tự nhiên rất cứng và kết cấu bê tông được gia cố thêm khiến cho Fordow trở thành một trong những cơ sở được bảo vệ tốt nhất thế giới, gần như
"miễn nhiễm" trước các cuộc tấn công trực tiếp.
Một số ư kiến tỏ vẻ hoài nghi, cho rằng việc khoan xuyên 60-80 m địa chất rắn là điều bất khả thi, ngay cả với kỹ thuật chế tạo ra loại bom hiện đại của Mỹ. Ngày 26/6, tướng Dan Caine, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đă giải đáp thắc mắc này trong cuộc điều trần ở Ủy Ban Quân Lực Thượng viện. Theo tướng Caine,
"Mỹ không cho "khoan sâu" vào đá hay bê tông, mà nhắm vào "tử huyệt" của công tŕnh ngầm: lỗ thông hơi".
Trong cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài vào tuần trước, tướng Caine có tiết lộ: 12 quả bom GBU-57 đă được thả xuống 2 trục thông gió tại cơ sở Fordow, 6 quả mỗi bên. Đây vốn là những
"cửa ngơ" dẫn sâu vào khu hầm ngầm nơi mà Iran cho đặt các thiết bị làm giàu uranium.
Theo vị tướng Mỹ, Iran đă cố gắng bịt các trục thông gió này bằng bê tông để ngăn bom Mỹ, nhưng không thành công.
"Chúng tôi sẽ không tiết lộ ra độ dày của lớp bê tông, nhưng hăy yên tâm rằng chúng tôi nắm biết rơ các thông số này và đă có tính toán đầy đủ. Quả bom đầu tiên đă phá tung lớp bê tông, để lộ trục thông gió chính. Các quả tiếp theo, từ số 2 đến số 5, được lập tŕnh xuyên sâu vào ḷng đất với tốc độ hơn 300 m/s và phát nổ trong khu vực định sẳn là mục tiêu", tướng Caine nói.
"Quả thứ 6 được thiết kế cho phương án dự pḥng, đề pḥng trường hợp một quả trước đó đă không phát nổ như dự kiến".
Hai quả bom GBU-57 khác được cho sử dụng để tấn công cơ sở hạt nhân Natanz, nâng tổng số lên 14 quả bom loại này trong toàn chiến dịch
"Búa Giữa Đêm" ở Iran.
GBU-57, loại bom xuyên phá nặng gần 14 tấn, dài hơn 6 m của Hoa Kỳ, được thiết kế để xuyên thủng các mục tiêu ngầm, kể cả các loại được bảo vệ bởi bê tông và đá. (Ảnh: Reuters)
Trong một cuộc họp, tướng Caine cho biết các đánh giá về mức thiệt hại ban đầu cho thấy bom xuyên phá MOP do các oanh tạc cơ tàng h́nh B-2 của Mỹ thả xuống đă gây ra thiệt hại nặng cho các cơ sở hạt nhân của Iran.
Tướng Caine cho biết, các quả bom thả xuống cơ sở hạt nhân Fordow đă nhắm trúng mục tiêu.
"Một quả bom gây sát thương theo ba cơ chế: Sóng nổ, mảnh văng và áp suất tăng đột ngột. Trong trường hợp này, sát thương chủ yếu đến từ sóng nổ và áp suất xuyên qua đường hầm, phá hủy các thiết bị quan trọng. Các mô h́nh mô phỏng cho thấy phần lớn thiệt hại là do sóng nổ và các xung động từ vụ nổ".
Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth đă chỉ trích một báo cáo t́nh báo của Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng
(DIA) cho rằng cuộc không kích có thể không gây thiệt hại nhiều như chính quyền ông Trump tuyên bố. Ông Hegseth nói báo cáo này là
"không đáng tin cậy".
Tướng Caine c̣n nhấn mạnh thêm rằng, mọi công tác từ việc thiết kế, cho thử nghiệm, lắp ráp, phóng, dẫn đường đến việc cho phát nổ, đều hoạt động đúng như kế hoạch ban đầu.
"Một phi công có thông báo lại: 'Đây là vụ nổ sáng nhất mà tôi chưa từng thấy qua. Trông như ban ngày' dù cuộc tấn công đă xảy ra trong bóng tối", vị tướng Mỹ này cho biết.
Ông Caine cũng cho biết, Hoa Kỳ đă có một chương tŕnh nghiên cứu kéo dài hơn 15 năm qua nhằm t́m hiểu và t́m cách cho phá hủy cơ sở làm giàu uranium Fordow do lo ngại rằng cơ sở này có thể đóng vai tṛ quan trọng
"trong chương tŕnh chế tạo bom nguyên tử của Iran". Có hai viên sĩ quan Mỹ được phụ trách giao lănh nhiệm vụ này, và họ
"sống và thở với mục tiêu duy nhất: Fordow", theo lời ông Caine.
Giới truyền thông Israel có trích dẫn nguồn tin t́nh báo của Mỹ nhận định, chương tŕnh hạt nhân của Iran chỉ bị chậm lại vài tháng, không phải bị xóa sổ như tuyên bố chính thức. Thông tin này cũng được Reuters trích dẫn, nói rằng,
"các vụ tấn công của Mỹ không phá hủy toàn bộ các hầm ngầm".
Về phía Iran, Ngoại trưởng Abbas Araghchi thừa nhận bị
"thiệt hại nghiêm trọng đối với các cơ sở hạt nhân, đồng thời mô tả vụ tấn công là vi phạm quyền chủ quyền của Iran và cảnh cáo về việc nguy cơ chiến tranh leo thang", theo
Fox News đưa tin.
Trong khi đó, giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei lại phủ nhận mức độ nghiêm trọng, gọi tuyên bố của Mỹ là phóng đại và khẳng định Iran kiên cường, thậm chí tuyên bố rằng Mỹ đă không đạt được ǵ cả, đồng thời nhấn mạnh sự tự tin sau đ̣n trả đũa vào căn cứ Mỹ tại Qatar, theo
Axios.
Ngày 29/6, Al Jazeera có trích dẫn lời Tổng giám đốc
IAEA Rafael Grossi cho rằng, mặc dù các cơ sở Fordow, Natanz, Isfahan bị tấn công, Iran vẫn có thể khôi phục và khởi động lại chương tŕnh làm giàu uranium chỉ trong vài tháng.
Ông Grossi lưu ư rằng dù các loại bom tấn của Mỹ gây ra tổn thất lớn, tri thức kỹ thuật và hệ thống ly tâm vẫn tồn tại, nên Iran chỉ cần thời gian ngắn để cho phục hồi.
Ông Grossi cũng cảnh báo, Iran đă hạn chế sự hiện diện của các thanh sát viên IAEA và có dấu hiệu có thể rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân nếu sự căng thẳng tiếp tục leo thang. IAEA đă bị Iran lên án là đồng lỏa với Mỹ và cấm mọi hoạt động của tổ chức quốc tế này tại Iran.
Nguồn: Defense Scoop