Bộ Tư Pháp đang khởi sự tiến trình ưu tiên tước bỏ quốc tịch của người Mỹ nào đã nhập tịch nhưng từng phạm pháp và bị buộc tội, theo một bản ghi nhớ được công bố ra trong thời gian gần đây.
Đây là hoạt động tăng cường trong chiến dịch trấn áp di dân nhập cư do chính quyền Trump phát động, trong đó cho mở rộng ra phạm vi, nhắm đến việc cho trục xuất và tống giam thường trú nhân hợp pháp lẫn công dân đã nhập quốc tịch Mỹ.
Bộ Tư Pháp yêu cầu ưu tiên cho tước bỏ quốc tịch trong các trường hợp nhập tịch nhưng đã phạm tội, theo bản ghi nhớ, đồng thời kêu gọi
"tước bỏ quốc tịch dân sự" trong trường hợp
"phạm tội ác chiến tranh", "giết người bừa bãi", "không tuân thủ luật pháp hiện hành", "vi phạm nhân quyền" cũng như các trường hợp
"bị kết án vì liên tục gây ra hiểm họa cho Hoa Kỳ", và
"những kẻ khủng bố".
Lá cờ Hoa Kỳ. (Ảnh minh họa: Brett Sayles/Pexels)
"Bộ phận phụ trách về Dân Sự sẽ ưu tiên và thực thi triệt để các thủ tục cho tước bỏ quốc tịch trong tất cả các trường hợp được luật pháp cho phép và có đủ bằng chứng rõ ràng", bản ghi nhớ này cho biết.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Bộ Tư Pháp và Bộ Nội An đã không trả lời yêu cầu được bình luận từ
Axios vào tối hôm thứ Hai, 30 tháng Sáu.
Nhập tịch
"là thủ tục cấp quyền công dân Hoa Kỳ cho thường trú nhân hợp pháp sau khi đáp ứng các yêu cầu do Quốc Hội quy định theo Đạo Luật Nhập Cư và Quốc Tịch INA", theo Cơ Quan Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ (
USCIS) cho biết.
Trong số 46,2 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Hoa Kỳ được kiểm kê vào năm 2022, có 24,5 triệu người, hay 53%, là công dân đã nhập quốc tịch Mỹ, theo số liệu của chính phủ từ Viện Chính Sách Di Trú
(MPI) cho thấy.
Trong thập niên vừa qua, Hoa Kỳ đã cho hơn 7,9 triệu người được nhập tịch, theo
USCIS.
Công dân khi nhập tịch phải trải qua một thủ tục khá phức tạp, nhưng để hội đủ điều kiện, thường thì họ cần phải là thường trú nhân hợp pháp trong ít nhất là 5 năm, ngoại trừ vợ chồng của công dân và quân nhân Hoa Kỳ.
Trong năm 2024, số năm thường trú trung bình của tất cả những người được nhập quốc tịch Mỹ là 7,5 năm.
INA yêu cầu người nộp đơn xin nhập tịch phải biết đọc, viết và nói được từ ngữ thông dụng trong Anh văn cũng như có kiến thức và hiểu biết về lịch sử và chính phủ Hoa Kỳ.
Từ năm 1990 cho đến năm 2017, Bộ Tư Pháp đã đệ trình 305 vụ tước bỏ quốc tịch, khoảng 11 vụ một năm.
Con số này đã tăng vọt từ chính quyền Tổng Thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Kể từ tháng Giêng 2017,
USCIS đã chọn ra khoảng 2,500 trường hợp có thể bị tước quốc tịch và chuyển ít nhất 110 trường hợp bị tước quốc tịch cho Bộ Tư Pháp để cho truy tố vào cuối tháng Tám 2018.
Bộ Tư Pháp đã có đệ trình ít nhất là 30 trường hợp bị tước bỏ quốc tịch vào năm 2017, gấp đôi số lượng đã đệ trình vào năm 2016, theo
The Miami Herald.
Trong bản ghi nhớ, Phụ Tá Tổng Chưởng Lý Brett Shumate viết rằng, việc thực thi chính sách tước bỏ quốc tịch là một trong 5 sự ưu tiên thực thi hàng đầu của bộ phận phụ trách Dân Sự tại Bộ Tư Pháp.
Bộ Tư Pháp yêu cầu ưu tiên vho tước bỏ quốc tịch trong các trường hợp
"đã được nhập tịch bất hợp pháp hoặc được nhập tịch bằng cách che giấu một tình tiết quan trọng hoặc cố tình trình bày sai sự thật".
Bà Cassandra Burke Robertson, giáo sư trường luật tại đại học Case Western Reserve University cho rằng việc tước bỏ quyền công dân của người Mỹ qua hình thức tố tụng dân sự là vi phạm quy trình tố tụng hợp pháp và xâm phạm các quyền được bảo vệ theo Tu Chính Án Thứ 14, theo Đài
NPR.
Việc tăng cường tước bỏ quốc tịch sẽ phần nào giúp cho chính quyền Trump có thêm một phương tiện để kiểm soát quyền tự do ngôn luận của người nhập cư.
Chính quyền Trump từng nhắm vào sinh viên, trường đại học và dân nhập cư có dính líu đến chủ nghĩa bài Do Thái. Thông thường, thành phần bị nhắm đến là những người dám lên tiếng chỉ trích cuộc chiến của Israel tại Gaza.
Bản ghi nhớ do Bộ Tư Pháp ban hành chỉ ra rằng, việc
"chấm dứt bài Do Thái" cũng là một ưu tiên lớn.