Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.
Người bệnh suy thận ăn rau nhiều có tốt không?
Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Bệnh không chỉ khiến người mắc đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Đối với bệnh nhân suy thận, chế độ ăn rất quan trọng. Trong khi rau là nguồn chủ yếu cung cấp chất xơ, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nhưng không phải loại rau nào người bệnh suy thận cũng có thể ăn được.
Theo các chuyên gia y tế, người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Lượng kali mà người bệnh suy thận có thể hấp thụ mỗi ngày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và phương pháp lọc máu. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vì vậy, việc chọn lựa rau và cách chế biến đúng cách là rất quan trọng để không ảnh hưởng tới thận và quá trình điều trị bệnh.
4 loại rau củ người bệnh suy thận nên tránh
Rau củ nói chung đa phần tốt cho người suy thận. Tuy nhiên, một số loại rau lại gây bất lợi cho người bệnh. Nếu ăn nhiều có thể khiến thận phải hoạt động nhiều hơn hoặc làm ảnh hưởng đến các tế bào thận.
Rau mồng tơi
Mùa hè, rau mồng tơi thích hợp với nhiều người, nhưng trong rau mồng tới có chứa một lượng axit oxalic cao, loại axit này có thể gây rối loạn quá trình lọc tại cầu thận, sỏi thận và dễ khiến khả năng hấp thụ canxi và kẽm suy giảm. Ngoài ra, rau mồng tơi cũng chứa purin, một loại hợp chất khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, nguy cơ sỏi thận cũng sẽ tăng cao.
Rau dền
Một trong những loại rau nằm trong danh sách không nên ăn của người suy thận đó là rau dền. Cũng giống như mồng tơi, rau dền có chứa một lượng lớn axit oxalic gây cản trở cho quá trình bài tiết chất thải của thận, khiến tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.
Các loại đậu
Đậu là nguồn cung cấp protein và chất xơ thực vật tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm tăng lượng kali và phốt pho lưu thông trong máu nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Các nghiên cứu cho thấy đậu là nguồn cung cấp protein tốt cho những người mắc bệnh thận mãn tính. Tuy nhiên, các hướng dẫn vẫn khuyến cáo nên hạn chế ăn đậu do hàm lượng phốt pho và kali trong chúng.
Các loại khoai
Các loại khoai như khoai tây, khoai lang là những thực phẩm không được khuyến cáo sử dụng cho người bị suy thận. Do ước tính trong 130g khoai lang hoặc khoai tây có tới 500mg kali. Hàm lượng kali quá cao này sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thận của người bệnh.
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng các loại khoai này, thì nên ngâm trong nước ít nhất 4 giờ hoặc nấu lại hai lần để giảm bớt lượng kali.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh suy thận
Hạn chế tối đa lượng muối: Người khỏe mạnh chỉ nên ăn tối đa 5g muối mỗi ngày. Người suy thận nên ăn ít hơn lượng muối trên.
Nạp đủ lượng nước: Cơ thể chúng ta cần khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Người suy thận cần nạp đủ, không nên uống nhiều cũng không nên uống quá ít so với nhu cầu thực tế của cơ thể.
Cân đối lượng đạm (protein) nạp vào: Lượng đạm nạp vào cơ thể cần có sự điều chỉnh; tùy thuộc vào tình trạng suy thận của từng người. Nếu nồng độ ure máu cao, chỉ nên nạp từ 0,6-0,8g/ kg/ ngày. Người ure máu bình thường cũng không nên nạp quá 1g/kg/ ngày.
Kiểm soát năng lượng: năng lượng dư thừa nhiều có thể khiến tình trạng suy thận nghiêm trọng thêm. Cần kiểm soát tốt lượng calo trong bữa ăn hàng ngày.
Tăng chất béo: Có thể bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn để bù lại năng lượng (nhưng không quá 25%).
Nên ăn luộc hấp: Người suy thận nên chế biến rau bằng các phương pháp như nướng, hấp, luộc hoặc nấu chín để giảm kali.
VietBF@ sưu tập
|