Đức đă "bật đèn xanh" cho việc khoan tới 13 tỷ mét khối (Bbcm) khí đốt tự nhiên tại một khu vực được bảo tồn ở Biển Bắc, nhằm tăng cường an ninh năng lượng.Nội các của Đức đă phê duyệt một thỏa thuận song phương với Hà Lan về các mỏ hydrocarbon ngoài khơi đảo Borkum, theo tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Katherina Reiche. Một năm trước, công ty thăm ḍ và khai thác Explorer One-Dyas BV đă nhận được sự chấp thuận từ chính quyền Đức. Trước đó người tiền nhiệm của Reiche là Robert Habeck - một chính trị gia Đảng Xanh - đă tŕ hoăn việc phê duyệt thỏa thuận đó do những cân nhắc về môi trường.
Thỏa thuận giữa hai nước bao gồm cả điều khoản về khối lượng khí đốt và các khoản thanh toán thuế. Thỏa thuận này là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động v́ công ty Explorer One-Dyas BV cần khoan ngang từ một giàn khoan Hà Lan vào lănh thổ Đức.
“Việc chấp thuận không chỉ củng cố an ninh nguồn cung cấp của các nước láng giềng của chúng tôi, mà c̣n cả thị trường khí đốt châu Âu", ông Reiche cho biết trong tuyên bố.
Đức bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng năng lượng sau cuộc xung đột ở Ukraine, và phải “cai” khí đốt qua đường ống từ Moscow. Hiện tại, Đức nhận được hầu hết nguồn cung từ Na Uy và các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu. Đầu tuần này, Chính phủ Đức đă hạ mức cảnh báo nguồn cung cấp khí đốt của quốc gia, với lư do an ninh cung cấp nói chung đă được cải thiện.
Thủ tướng Friedrich Merz đă cam kết khai thác trữ lượng khí đốt trong nước, ngay cả khi vẫn cam kết theo đuổi mục tiêu trung ḥa khí hậu vào năm 2045.
Bộ Kinh tế cho biết, như một bước đi nhằm giảm lượng khí thải carbon, công ty One-Dyas đă cam kết sử dụng điện từ một trang trại điện gió ngoài khơi của Đức. Ngoài ra, công ty muốn ngừng hoạt động ngay khi nhu cầu khí đốt tự nhiên ở cả hai quốc gia đ́nh trệ, để dự án không mâu thuẫn với mục tiêu trung ḥa khí hậu.
Công ty One-Dyas đă bắt đầu giai đoạn thử nghiệm hoạt động vào tháng 3, dự kiến có thể bơm một lượng khí tương đương khoảng 15% lượng khí đốt tiêu thụ của Đức vào năm ngoái.
Khu vực khoan này nằm ở Biển Wadden - một vùng Biển Bắc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới - và các nhà hoạt động lo ngại dự án này có thể gây hại cho môi trường biển.
Sascha Müller-Kraenner, Giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Environmental Action Germany, cho biết: "Quá tŕnh công nghiệp hóa tiếp tục sẽ gây ra hậu quả tàn khốc đối với đa dạng sinh học ở Biển Bắc".
|