Theo chuyên gia, Luật Công nghiệp công nghệ số đang mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế số tại Việt Nam khi có khung pháp lư, định nghĩa rơ ràng cho tài sản mă hóa.
.
Việc Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) đánh dấu bước ngoặt trong hành tŕnh xây dựng nền kinh tế số của Việt Nam.
Nhờ quy định mới, lần đầu tiên Việt Nam hợp pháp hóa quyền sở hữu và sử dụng tài sản mă hóa. Khoảng 17 triệu người Việt nắm giữ tài sản mă hóa sẽ được công nhận và bảo vệ chính thức theo pháp luật, chấm dứt t́nh trạng “vùng xám” về pháp lư trong những năm qua.
TS Jeff Nijsse, giảng viên cấp cao Đại học RMIT và chuyên gia về tài sản mă hóa, nhận định động thái này không chỉ mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế số, mà c̣n định h́nh vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực.
Tài sản mă hóa thoát khỏi "vùng xám" pháp lư
Luật Công nghiệp công nghệ số đưa ra định nghĩa pháp lư cho “tài sản số”, phân loại thành 2 nhóm chính gồm “tài sản ảo” và “tài sản mă hóa”.
Trong đó, “tài sản mă hóa” gồm tiền mă hóa với chức năng tài chính rơ ràng và hoạt động trên chuỗi khối (blockchain) riêng. Những tài sản này sử dụng công nghệ mă hóa để xác thực trong quá tŕnh tạo lập, phát hành, lưu trữ và chuyển giao.
Theo TS Nijsse, điều đó đồng nghĩa các loại tiền mă hóa phổ biến như Bitcoin hay Ethereum hoàn toàn phù hợp với định nghĩa “tài sản mă hóa”, bởi chúng được xem là có chức năng tài chính và sử dụng công nghệ mă hóa.
“Cách phân loại này giúp hàng triệu nhà đầu tư Việt Nam tin tưởng rằng những tài sản này không c̣n phải nằm trong vùng xám về mặt pháp lư”, TS Nijsse nhấn mạnh.
Trong khi đó, “tài sản ảo” được xem là tài sản kỹ thuật số như điểm thưởng, vật phẩm ảo trong game, vốn không thực sự có chức năng tài chính. Theo nhận định, sự tách biệt này rất quan trọng để đảm bảo quy định sát thực tế, hiệu quả cao hơn.
Đáng chú ư, luật mới không xếp stablecoin (tiền kỹ thuật số được neo giá theo tiền pháp định) và tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) là tài sản mă hóa. Các loại tiền này vẫn tuân theo luật dân sự và tài chính hiện hành.
TS Nijsse cho biết các stablecoin như Tether hay USDC thuộc nhóm tài sản tài chính tăng trưởng nhanh nhất những năm gần đây. Giá trị stablecoin được neo theo một lượng tiền truyền thống do chính phủ phát hành như USD hoặc Euro.
Luật mới nêu rơ các dạng số của tiền pháp định không được xếp vào “tài sản mă hóa” hoặc “tài sản ảo”. Do đó, chúng nằm ngoài phạm vi luật và sẽ tuân theo khuôn khổ quản lư của phương thức thanh toán và công cụ tài chính khác.
Dù không nằm trong phạm vi quản lư theo luật mới, đại diện Đại học RMIT kỳ vọng sẽ có khung pháp lư riêng cho stablecoin.
“Hy vọng rằng trong tương lai, quy định rơ ràng hơn về stablecoin sẽ cho phép các doanh nghiệp kết hợp thanh toán stablecoin vào hoạt động của ḿnh”, TS Nijsse nói thêm.
Mở ra cơ hội cho startup, doanh nhân tài sản mă hóa
Với startup hoạt động trong lĩnh vực tài sản mă hóa, quy định mới mang đến tác động tích cực khi cung cấp khuôn khổ rơ ràng để xây dựng, vận hành các doanh nghiệp tài sản mă hóa tại Việt Nam.
“Điều này nhằm đảo ngược xu hướng các startup đăng kư kinh doanh tại những quốc gia khác như Singapore để t́m kiếm sự rơ ràng về pháp lư. Động thái trên mở ra thị trường khổng lồ trong nước vốn chưa từng tồn tại chính thức trước đây”, TS Nijsse nhận định.
Bằng cách tạo ra hành lang pháp lư cho môi trường hoạt động, luật cũng bảo vệ các nhà phát triển trong nước, cho phép nhà đầu tư tự tin hơn.
Điều này cũng tạo điều kiện cho các sàn giao dịch quốc tế gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2026, nhờ cơ chế hoạt động minh bạch và được bảo vệ bởi luật pháp.
Ở cấp quốc gia, Luật Công nghiệp công nghệ số tạo điều kiện “chính thức hóa” thị trường blockchain trị giá 105 tỷ USD tại Việt Nam. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm đưa ḍng tài sản nằm ngoài hệ thống thuế vào khuôn khổ quản lư.
“Bằng cách ban hành quy định cho lĩnh vực này, Việt Nam có thể theo dơi hoạt động, tạo ra nguồn thu thuế đáng kể và hạn chế t́nh trạng ‘tháo chạy vốn’ xảy ra thông qua các sàn giao dịch nước ngoài”, đại diện Đại học RMIT nói thêm.
Cuối cùng, quy định mới gửi đi thông điệp rằng Việt Nam có tham vọng trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm túc với các nước trong khu vực, nhằm trở thành trung tâm tài sản mă hóa hàng đầu.
“Bên cạnh dân số trẻ am hiểu công nghệ và cộng đồng nhà phát triển năng động, Việt Nam hiện đă có nền tảng pháp lư để hỗ trợ cho tham vọng của ḿnh”, TS Nijsse nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập
|