Theo như truyền thông Nhật Bản mới đây đưa tin hai ḥn đảo nhỏ thuộc quần đảo Tokara, tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản, đă bất ngờ dịch chuyển cách nhau gần 10 cm chỉ trong ṿng ba ngày, khiến các nhà chức trách Nhật Bản đang phân tích hiện tượng lạ và đưa ra phương án đề pḥng, trong khi đó cũng làm cho người dân lo lắng.
Trong một diễn biến địa chất gây chấn động giới khoa học, truyền thông Nhật Bản ngày 10/7 đưa tin hai ḥn đảo nhỏ thuộc quần đảo Tokara, tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản, đă bất ngờ dịch chuyển cách nhau gần 10 cm chỉ trong ṿng ba ngày. Đây là một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây và xảy ra trong bối cảnh hơn 1.700 trận động đất nhỏ đă liên tục làm rung chuyển khu vực trong vài tuần qua, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa lớn tiềm ẩn.

Ảnh: Internet.
Theo giáo sư Yusaku Ota từ Trường Cao học Khoa học của Đại học Tohoku, nhóm nghiên cứu đă sử dụng dữ liệu từ các trạm quan sát địa chất và tháp điện thoại di động để theo dơi sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái đất. Kết quả cho thấy, đảo Kodakarajima đă dịch chuyển 6 cm về phía bắc – tây bắc, trong khi đảo Takarajima lại di chuyển 3,5 cm về phía nam kể từ sau trận động đất mạnh 5,6 độ richter xảy ra ngày 2/7. Điều đáng chú ư là ban đầu, cả hai ḥn đảo đều di chuyển theo cùng một hướng bắc – đông bắc. Tuy nhiên, sau trận động đất, hướng chuyển động của đảo Takarajima hoàn toàn đảo ngược.
“Việc hai đảo bắt đầu di chuyển theo hai hướng ngược nhau là điều bất thường và chưa từng được ghi nhận trong lịch sử nghiên cứu địa chất của khu vực”, giáo sư Ota nhấn mạnh. Theo ông, hiện tượng này không đơn thuần do chấn động từ trận động đất gây ra, bởi biên độ và khoảng cách từ tâm chấn không đủ lớn để tạo nên sự tách biệt rơ ràng như vậy.
Một trong những giả thuyết được đưa ra là do sự xâm nhập của các chất lỏng ngầm như magma vào lớp vỏ Trái đất, khiến địa tầng giăn nở và gây chuyển động cục bộ. Ngoài ra, hoạt động chậm của các đứt găy nông trong khu vực cũng có thể là nguyên nhân.
Dù chưa thể kết luận điều ǵ, song giới chuyên gia nhận định đây là một “báo động mềm” cần theo dơi chặt chẽ. “Chúng tôi đang nghiên cứu dữ liệu trong quá khứ để hiểu rơ hơn về cơ chế dịch chuyển này và đánh giá khả năng xảy ra động đất lớn trong tương lai”, giáo sư Ota cho biết thêm.

Ảnh: Internet.
Hiện tượng hai đảo tách rời nhau không chỉ đặt ra câu hỏi về cấu trúc địa chất dưới ḷng đất mà c̣n buộc các nhà khoa học phải xem xét lại những mô h́nh dự báo địa chấn vốn đă tồn tại từ lâu. Trong bối cảnh Nhật Bản là một trong những quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái B́nh Dương, khu vực có hoạt động địa chất mạnh nhất thế giới, bất kỳ biến động nào cũng có thể trở thành dấu hiệu cho một chuỗi sự kiện đáng lo ngại hơn.
Các nhà chức trách địa phương đă phát đi cảnh báo và sẵn sàng cho các phương án sơ tán nếu t́nh h́nh tiếp tục diễn biến phức tạp. Người dân được khuyến cáo theo dơi thông tin từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản và tuân thủ chỉ dẫn pḥng tránh thiên tai trong trường hợp khẩn cấp.