HOME

24h

USA

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trung Quốc khiến thứ tài sản trú ẩn được so sánh như vàng bốc hơi 86% giá trị, 2 tỷ USD hàng tồn kho chất đống
Thứ tài sản từng được so sánh như vàng đang bị Trung Quốc "b́nh dân hóa".

Trong suốt hơn một thế kỷ, kim cương từng được xem là biểu tượng tối thượng của t́nh yêu, quyền lực và của cải, một loại "vàng trắng" không chỉ lung linh trên ngón tay người giàu mà c̣n được các nhà đầu tư coi như tài sản trú ẩn an toàn.

Tuy nhiên chỉ trong vài năm gần đây, một cơn địa chấn âm thầm từ Trung Quốc đă biến ngành công nghiệp kim cương toàn cầu thành một trận chiến sinh tồn. Thứ từng được coi là quư giá vĩnh cửu, giờ đây có thể được tạo ra trong… một tuần.

Từ 1 tỷ năm đến 7 ngày

Tại Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, những nhà máy như Jiaruifu của Feng Canjun đang hoạt động hết công suất. Chỉ trong một tuần, hơn 600 cỗ máy khổng lồ, mỗi chiếc lớn hơn một con voi châu Phi, có thể mô phỏng áp lực địa chất và nhiệt độ khắc nghiệt sâu trong ḷng đất để "nuôi" ra những viên kim cương 3 carat.

Vậy là những viên kim cương tự nhiên phải mất hơn 1 tỷ năm h́nh thành và chỉ dành cho giới siêu giàu th́ giờ đây được sản xuất chỉ trong 7 ngày.

"Chúng tôi có thể sản xuất kim cương hàng loạt. Hiện công suất của chúng tôi là 100.000 carat mỗi tháng", ông chủ Feng Canjun của Jiaruifu, một trong những nhà máy kim cương nhân tạo lớn nhất Trung Quốc, cho biết.

Trên thực tế, Jiaruifu chỉ là một phần trong cỗ máy sản xuất kim cương khổng lồ của Trung Quốc, quốc gia hiện chiếm hơn 70% thị phần kim cương nhân tạo cho trang sức toàn cầu.

Hệ quả không thể tránh khỏi là giá kim cương lao dốc thảm hại. Một viên kim cương nhân tạo 3 carat từng có giá gần 29.000 USD vào năm 2020, giờ chỉ c̣n khoảng 3.900 USD. Thậm chí, kim cương thô hiện được bán với giá 15 USD/carat, thấp hơn cả giá nhiều loại thực phẩm cao cấp, đồng thời biến thứ tài sản trú ẩn từng được so sánh với vàng thành sản phẩm tầm thường.

Đó là mức giảm tới 86% trong ṿng chưa đầy 5 năm, một cú sụp đổ mà ngành công nghiệp kim cương tự nhiên chưa từng chứng kiến trong hơn một thế kỷ tồn tại.

Điều đáng kinh ngạc hơn là chi phí sản xuất. Nhờ những tiến bộ công nghệ vượt bậc và khả năng tiếp cận nguồn điện giá rẻ, đặc biệt là điện mặt trời và các khoản trợ cấp của chính phủ, chi phí năng lượng đă giảm một nửa xuống c̣n 0,4 Nhân dân tệ mỗi kilowatt giờ.

Kết quả là, một viên kim cương nhân tạo 3 carat ngày nay chỉ có giá bằng 7% so với một viên kim cương tự nhiên khai thác được. Đây là một con số choáng váng khi so sánh với giá trị từng được định h́nh của kim cương. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kim cương nhân tạo mà c̣n kéo theo giá kim cương tự nhiên đi xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ.

Với việc giá kim cương nhân tạo ngày càng giảm, thậm chí chính phủ Trung Quốc ở Hà Nam đă phải can thiệp để thiết lập mức giá sàn tối thiểu nhằm tránh t́nh trạng cạnh tranh phá giá. Mặc dù vậy, xu hướng "b́nh dân hóa" kim cương dường như không thể đảo ngược.

Liu Xubin, một người bán hàng tại chợ trang sức Trịnh Châu, cho biết những người phụ nữ trẻ đang mua kim cương cho chính ḿnh, điều mà trước đây quá đắt đỏ.

"Trước đây, kim cương quá đắt để tự mua. Nó chỉ dành cho những dịp đặc biệt như đính hôn. Bây giờ phụ nữ đang mua cho chính họ dù chẳng nhân dịp ǵ cả", cô Liu nói.

Điều này báo hiệu một tương lai nơi kim cương không c̣n là món đồ xa xỉ chỉ dành cho giới thượng lưu, mà trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, giống như bất kỳ món trang sức nào khác.

Trong bối cảnh này, các công ty kim cương tự nhiên đang phải vật lộn t́m cách thích nghi. Một số cố gắng nhấn mạnh giá trị truyền thống và sự hiếm có của kim cương tự nhiên thông qua các chiến dịch quảng cáo.

Tuy nhiên, nhà phân tích khai thác Ben Davis từ RBC nhận định thách thức mà kim cương nhân tạo mang lại là "sự tổn thương vĩnh viễn" đối với các công ty kim cương tự nhiên.

Đế chế lung lay

Trong suốt nhiều thập kỷ, Tập đoàn De Beers là "người gác cổng" của thế giới kim cương tự nhiên. Thế nhưng giờ đây, họ cũng đang chật vật xoay xở với tồn kho trị giá 2 tỷ USD chưa bán được, lượng hàng tồn kho lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008.

De Beers, công ty kim cương huyền thoại được thành lập bởi Cecil Rhodes, từng là biểu tượng của sự độc quyền và kiểm soát thị trường kim cương toàn cầu, giờ đây đang đứng trước nguy cơ lớn. Anglo American, chủ sở hữu của De Beers, đă rao bán đơn vị này với định giá 4,9 tỷ USD.

Tuy nhiên do doanh thu De Beers năm 2023 chỉ bằng một nửa so với 2022 nên giá trị của hăng được cho là sẽ thấp hơn nhiều mức định giá sổ sách.

Ngay cả khi De Beers từng cố "đối đầu" với kim cương nhân tạo bằng việc lập hăng Lightbox, chuyên bán kim cương nhân tạo giá rẻ th́ họ cũng rơi vào chính cái bẫy do Trung Quốc tạo ra: tṛ chơi giá rẻ không lối thoát.

Nói về khả năng sản xuất hàng loạt với giá rẻ, Trung Quốc chưa từng sợ bất kỳ đối thủ nào, từ tấm năng lượng mặt trời, xe điện cho đến kim cương. Trong năm 2025, De Beers đă phải đóng cửa thương hiệu Lightbox của ḿnh.

Tương tự, các công ty khai thác kim cương khác như Alrosa, Rio Tinto và Petra Diamonds cũng chịu chung số phận.

Marty Hurwitz, người đứng đầu Tổ chức Thương mại Kim cương Nuôi Trồng, nhận định kim cương nhân tạo là một sự gián đoạn lớn cho thị trường hàng trăm năm tuổi.

Ban đầu, những người trong ngành không tin và sau đó không thể chấp nhận nó. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại đón nhận nhanh chóng. Kim cương nhân tạo đă chiếm 17% thị trường bán lẻ kim cương ở Mỹ theo khối lượng, tăng từ chỉ 3% vào năm 2020. Trong phân khúc nhẫn đính hôn, một khảo sát của The Knot cho thấy hơn một nửa số cặp đôi đă mua nhẫn kim cương nhân tạo.

Fei Liu, một nhà kim hoàn có trụ sở tại Anh, ban đầu rất "kinh hoàng" khi nghĩ đến việc sử dụng kim cương nhân tạo. Dẫu vậy, cuối cùng sự chênh lệch giá đă làm ông thay đổi quyết định.

Nhà kim hoàn này nhận thấy rằng khách hàng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, ít quan tâm đến nguồn gốc của viên đá.

"Nếu bạn hỏi một người 30 hoặc 40 tuổi, họ hoàn toàn không có vấn đề ǵ với kim cương nhân tạo, trên thực tế, họ c̣n thích hơn nhiều", ông Liu nói.

Điều này cho thấy sự thay đổi rơ rệt trong giá trị và nhận thức về kim cương. Sự sụp đổ giá trị của kim cương không chỉ đến từ phía cung, mà c̣n từ sự thay đổi triệt để ở phía cầu.

Một thế hệ người tiêu dùng mới, đặc biệt là giới trẻ, không c̣n quá coi trọng khái niệm "tự nhiên hay nhân tạo" mà quan tâm nhiều hơn đến giá cả và tính cá nhân hóa. Nhiều người mua nhẫn kim cương cho chính ḿnh, không cần đợi cầu hôn.

Với một chiếc nhẫn 3.000 USD với viên đá lớn, đẹp long lanh, chẳng ai quan tâm nó được tạo ra trong pḥng thí nghiệm.

"Đây là một sự thay thế hoàn hảo, giống hệt về mặt hóa học, vật lư và quang học", nhà sáng lập Ankur Daga của công ty trang sức trực tuyến Angara nhận định, đồng thời dự đoán trong 5 năm tới khoảng 80% đá quư ở nhẫn đính hôn tại Mỹ sẽ được chế tác trong pḥng thí nghiệm.

Đi xa hơn, các công ty Trung Quốc như Jiaruifu giờ c̣n cung cấp dịch vụ làm kim cương từ tóc hoặc tro cốt người thân, đánh trúng vào xu hướng "cá nhân hóa cảm xúc" ngày càng phổ biến. "Kim cương vĩnh cửu" giờ không chỉ là vật chất, mà c̣n mang theo ADN và kư ức người đă khuất.

Cuộc cách mạng

Cuộc cách mạng kim cương nhân tạo ở Trung Quốc bắt nguồn không phải từ t́nh yêu, mà từ chiến lược công nghệ.

Những năm 1960, khi Liên Xô cắt nguồn cung kim cương công nghiệp cho Bắc Kinh v́ căng thẳng chính trị, Trung Quốc buộc phải tự nghiên cứu công nghệ tổng hợp kim cương để phục vụ quốc pḥng. Đến những năm 1980, tỉnh Hà Nam bắt đầu trở thành thủ phủ kim cương công nghiệp.

Kim cương tổng hợp có các ứng dụng quan trọng trong quân sự và công nghiệp, từ dụng cụ cắt gọt đến chất bán dẫn và năng lượng nhiệt hạch. Công nghệ này được coi là công nghệ lưỡng dụng và bị cấm xuất khẩu, củng cố lợi thế của các công ty Trung Quốc.

Chỉ trong một thập kỷ gần đây, khi công nghệ được cải thiện và thị trường trang sức bùng nổ, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu nhảy vào mảng kim cương nhân tạo cho trang sức với chi phí sản xuất ngày càng rẻ, công nghệ tự phát triển, điện trợ giá và mạng lưới chuỗi cung ứng khép kín.

Lợi thế của Trung Quốc nằm ở khả năng kiểm soát cả công nghệ lẫn năng lượng cung cấp cho những cỗ máy khổng lồ này. Máy nuôi cấy kim cương của nhà máy Jiaruifu có giá khoảng 2 triệu Nhân dân tệ (280.000 USD), rẻ hơn so với các nơi khác.

Họ thậm chí xuất khẩu đá thô sang Ấn Độ để đánh bóng với giá chỉ bằng 1/5 ở Trung Quốc, rồi đưa hàng ra thị trường toàn cầu qua Dubai hoặc Antwerp. Nhờ luật gắn nhăn xuất xứ "nơi đánh bóng" thay v́ "nơi sản xuất", người tiêu dùng gần như không biết rằng chiếc nhẫn kim cương của họ bắt nguồn từ Trung Quốc.

Câu chuyện của kim cương là ví dụ hoàn hảo cho quy luật khắc nghiệt của thị trường hiện đại: Không có giá trị nào là bất biến nếu công nghệ và tư duy tiêu dùng thay đổi.

Khi Trung Quốc biến kim cương từ biểu tượng cao quư trở thành món hàng sản xuất hàng loạt, thế giới không chỉ chứng kiến một sự đứt găy về giá trị, mà c̣n phải đặt lại câu hỏi: Điều ǵ thực sự làm nên giá trị của một vật phẩm — độ hiếm, câu chuyện, hay chỉ đơn giản là cảm xúc mà nó gợi lên?

Trong cuộc chơi kim cương, Trung Quốc không chỉ đang thắng bằng công nghệ, mà c̣n bằng việc thay đổi cả cách thế giới nh́n nhận về một biểu tượng từng được cho là vĩnh cửu.

"Về cơ bản, chúng tôi thống trị ngành công nghiệp này", ông chủ Feng của nhà máy Jiaruifu tự hào.


VietBF@ Sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay


therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 4 Days Ago
Reputation: 234300


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 88,710
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2025-07-23 at 22.16.04.jpg
Views:	0
Size:	94.5 KB
ID:	2552471  
therealrtz_is_offline
Thanks: 28
Thanked 6,630 Times in 5,909 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 34 Post(s)
Rep Power: 110 therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10therealrtz Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04842 seconds with 14 queries