Theo như cuộc gặp được mong đợi từ lâu giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kết thúc bằng màn tranh luận gay gắt sau 10 phút khẩu chiến giữa ông Donald Trump và ông Ukraine Volodymir Zelensky là “thảm họa” như giới chức châu Âu mô tả t́nh h́nh về khẩu chiến ở Nhà Trắng.
Cuộc gặp được mong đợi từ lâu giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đă kết thúc bằng màn tranh luận gay gắt. Sau cuộc họp, ông Donald Trump càng khiến dư luận sửng sốt khi nói Tổng thống Zelensky chỉ nên "quay lại khi nào ông sẵn sàng cho ḥa b́nh".
Theo những người thân tín của ông, cơ hội đạt được thỏa thuận kết thúc xung đột Ukraine gần như bằng không nếu ông Zelensky vẫn nắm quyền.
Nói với báo giới khi đang rời khỏi cuộc hội đàm tối 28-2, ông Donald Trump nhấn mạnh: "Hoặc chúng tôi sẽ kết thúc nó, hoặc để ông ta tự chiến đấu. Và nếu ông ta tự chiến đấu, điều đó sẽ không dễ dàng, bởi v́ nếu không có chúng tôi, ông ấy không thể thắng".
Tuyên bố này khiến các nước châu Âu - những quốc gia đă cố gắng thuyết phục ông Donald Trump không vội vàng đạt thỏa thuận theo điều kiện có lợi cho Moscow - vô cùng bàng hoàng. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas thẳng thắn nhận định: "Đă đến lúc châu Âu tự đứng lên".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance trong cuộc họp tại Pḥng Bầu dục ở Nhà Trắng vào tối 28-2. Ảnh Bloomberg.
Châu Âu bị đẩy vào thế khó
Nhiều tháng qua, giới lănh đạo châu Âu đă chịu sức ép từ phía tổng thống Mỹ trong việc gia tăng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Giờ đây, họ phải đối mặt thêm với một lựa chọn khó khăn khác: Tiếp tục đơn độc hỗ trợ cho Kiev hoặc nhượng bộ ông Donald Trump, đồng nghĩa với việc ông Zelensky có thể phải rời ghế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, người có mặt tại cuộc họp ở Pḥng Bầu dục, phát biểu trên Bloomberg Television: "Thật khó để đạt thỏa thuận kinh tế với một nhà lănh đạo không muốn có thỏa thuận ḥa b́nh".
Một quan chức châu Âu nhận định rằng phía duy nhất hưởng lợi từ t́nh h́nh này là Moscow. Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người có mối quan hệ thân thiết với ông Donald Trump, càng đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố trên mạng xă hội: "Người mạnh làm ḥa, kẻ yếu gây chiến".
Hầu hết lănh đạo châu Âu vẫn công khai ủng hộ Ukraine. Chủ tịch đảng bảo thủ Đức Friedrich Merz tuyên bố: "Chúng tôi sát cánh với Ukraine trong mọi hoàn cảnh".
Nhưng câu hỏi lớn đặt ra là: Nếu ông Donald Trump tiếp tục gây áp lực để buộc Ukraine chấp nhận thỏa thuận bất lợi, châu Âu sẽ phản ứng ra sao?
Ông Zelensky giữ lập trường, nhưng liệu có đủ?
Cuộc họp ban đầu được kỳ vọng giúp củng cố quan hệ giữa Kiev và Washington, cũng như giúp hai bên tiến gần hơn đến mục tiêu kư kết thỏa thuận kinh tế. Nhưng sau khi ông Zelensky phản bác nhận định của ông chủ Nhà Trắng rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đáng tin, tổng thống Mỹ lập tức nổi giận.
"Thái độ phải thay đổi", ông Donald Trump lớn tiếng trong cuộc họp. "Hăy để tôi nói cho ông biết: trong tay ông không có quân bài nào cả. Và hành động của ông là rất thiếu tôn trọng nước Mỹ".
Ông Zelensky sau đó cố gắng xoa dịu t́nh h́nh bằng cách đăng tải thông điệp trên mạng xă hội, bày tỏ ḷng biết ơn đối với Mỹ, nhưng có vẻ mọi chuyện đă quá muộn.
Dù vậy, ông Zelensky không tỏ ra hối tiếc. Trả lời Fox News, ông khẳng định: "Chúng tôi muốn ḥa b́nh. Nhưng chúng tôi không thể đánh mất giá trị, nhân phẩm, và tự do của ḿnh".
Nói với Bloomberg, một cố vấn ẩn danh của ông Trump nhấn mạnh rằng các bên đă dốc quá nhiều công sức vào quá tŕnh đàm phán ḥa b́nh nên thỏa thuận khó có thể bị bỏ dở lúc này. Thay vào đó, Washington có thể gia tăng áp lực lên Kiev và tránh làm việc trực tiếp với ông Zelensky.
Nhưng hy vọng về một thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine có thể đă tan thành hư không sau cuộc tranh căi công khai ở Nhà Trắng, theo Bloomberg. Nhà sử học Sergey Radchenko b́nh luận: "Những ǵ chúng ta đang thấy là ông Donald Trump sẵn sàng cắt đứt với Ukraine".