Theo như ông Donald Trump đă quay trở lại Nhà Trắng, mới hơn một tháng, thời gian đủ để đưa các đồng minh ở châu Âu đến ngưỡng cửa một kỷ nguyên mới, khiến các nước châu Âu đang đôn đáo t́m cách đối phó với dư chấn của cuộc gặp tai hại Volodymyr Zelensky – Donald Trump, kết thúc chóng vánh bằng màn khẩu chiến không thương tiếc như báo chí quốc tế những ngày qua liên tục đăng tải.

Cuộc họp giữa tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, thủ tướng Anh Keir Starmer và tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Luân Đôn sau cuộc đấu khẩu nảy lửa giữa Trump và Zelensky. Luân Đô ngày 02/03/2025. AFP - JUSTIN TALLIS
Cuộc tranh căi nảy lửa công khai tại Nhà Trắng giữa Donald Trump và Volodymyr Zelensky hôm thứ Sáu, 28/02/2025, gây một cú sốc mạnh ở bên kia bờ Đại Tây Dương của nước Mỹ. Châu Âu bất đắc dĩ bị đẩy vào thế người cầm cờ trước viễn cảnh Hoa Kỳ thoái lui ủng hộ Ukraina.
Sau sự kiện ở Washington hôm 28/02, châu Âu bất ngờ bị đẩy vào một hoàn cảnh không thể khó hơn trong hồ sơ chiến tranh Ukraina cũng như vấn đề an ninh cho chính ḿnh vốn đă nan giải từ khi Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.
Hoạt động ngoại giao ở lục địa già những ngày này đang náo động hơn bao giờ hết với các cuộc họp thượng đỉnh bất thường liên tục. Chủ Nhật 02/03 là ở Luân Đôn, đến thứ Năm 06/03 tuần này tại Bruxelles. Các nước châu Âu đang đôn đáo t́m cách đối phó với dư chấn của cuộc gặp tai hại Volodymyr Zelensky – Donald Trump, kết thúc chóng vánh bằng màn khẩu chiến không thương tiếc như báo chí quốc tế những ngày qua liên tục đăng tảic
Trước hết là tại Luân Đôn, nơi các lănh đạo cấp cao châu Âu đă họp vào Chủ Nhật trong một hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhằm đưa ra những bảo đảm an ninh mới trước khả năng thoái lui của Mỹ. Kết quả của hội nghị là những tuyên bố các khoản chi tiêu quốc pḥng mới và cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraina.
"Chúng ta cần gấp rút tái vũ trang cho châu Âu", chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố sau cuộc họp. Châu Âu "phải gánh phần lớn công việc" ở Ukraina nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ Mỹ, thủ tướng Anh Keir Starmer nhấn mạnh.
Từ khi Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, mới hơn một tháng, thời gian đủ để đưa các đồng minh ở châu Âu đến ngưỡng cửa một kỷ nguyên mới, tự lo mà bảo vệ lấy ḿnh, nếu không có sự đổi chác lợi ích nào cho nước Mỹ của Donald Trump.
Volodymyr Zelensky cùng các đồng minh chủ chốt ở châu Âu, đặc biệt là Emmanuel Macron, đă cố gắng hạn chế thiệt hại và kéo thêm thời gian. Với mong muốn tŕ hoăn sự bỏ rơi của Mỹ đối với Ukraina và châu Âu, họ đă nỗ lực theo cách riêng của ḿnh để duy tŕ tạm thời sự hỗ trợ của Mỹ và sự cam kết của Washington trong việc đảm bảo an ninh - yếu tố sống c̣n đối với Kiev.
Nhưng rồi cuộc khẩu chiến tại pḥng Bầu Dục nổ ra, việc Washington quay lưng lại với Kiev là có thật. Các nước châu Âu, một mặt thể hiện t́nh đoàn kết với sự nghiệp chống xâm lược của Ukraina, mặt khác cố gắng c̣n nước c̣n tát cứu văn những ǵ c̣n lại của liên minh với Hoa Kỳ.
Cuộc họp thượng đỉnh của gần 20 lănh đạo châu Âu tại Luân Đôn, được đánh giá là « quyết định », nhưng kết quả cuối cùng thật nghèo nàn, không có tác động mạnh nào ngoài những tuyên bố mang tính quyết tâm chính trị, rằng châu Âu phải t́m ra chính sách quốc pḥng chung và các khoản đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Trong khi chờ đợi, châu Âu vẫn tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraina và sẽ đề xuất một thỏa thuận ḥa b́nh, một kế hoạch ngừng bắn với Donald Trump để ông có thể đàm phán với Vladimir Putin.
Giới quan sát cho rằng điều đó càng cho thấy châu Âu thiếu thốn đến mức nào nếu không có « người đỡ đầu » Mỹ. Đó cũng là lư do để Donald Trump luôn ứng xử theo cách của bề trên khiến châu Âu phải chạy theo.
Sự phụ thuộc vào sự bảo trợ an ninh của Mỹ đă ăn sâu và trở thành như bản năng tự nhiên của châu Âu. Hoang mang trước viễn cảnh chia tay của châu Âu với Mỹ, một số nhân vật đă lên tiếng với hy vọng có thể kéo Donald Trump ở lại với châu lục. Thủ tướng Ư Giorgia Meloni, tuyên bố sau cuộc điện thoại với Donald Trump rằng « bất kỳ sự chia rẽ nào trong phương Tây cũng sẽ làm suy yếu tất cả chúng ta… chia rẽ sẽ không có lợi cho ai cả ».
Tổng thư kư NATO, liên minh đang đối mặt với nguy cơ lớn khi Mỹ rời bỏ, c̣n bày tỏ quan điểm rơ ràng, "Zelensky phải t́m cách kết nối lại với tổng thống Mỹ", ông tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng cần "tôn trọng (...) những ǵ Donald Trump đă làm cho Ukraina".
Trong một cử chỉ xoa dịu, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron kêu gọi "tất cả mọi người" hăy "b́nh tĩnh, tôn trọng và biết ơn nhau". Trong khi đó, thủ tướng Anh hy vọng rằng, ông có thể tận dụng "mối quan hệ đặc biệt" với Washington để đóng vai tṛ cầu nối giữa châu Âu và Mỹ.
Tiếp theo hội nghị quốc tế tại Luân Đôn, sau ba ngày hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên Hiệp Châu Âu sẽ được tổ chức, vào thứ Năm, tại Bruxelles. 27 quốc gia thành viên sẽ thảo luận về việc tăng cường quốc pḥng châu Âu và ư tưởng thống nhất về gói viện trợ quân sự mới cho Kiev.
Các cuộc thảo luận vẫn theo nguyên tắc tương tự như đă khẳng định tại Luân Đôn : EU hỗ trợ Ukraina phối hợp với các đồng minh bên ngoài Liên Hiệp, nhưng cũng luôn phối hợp với Hoa Kỳ trong khuôn khổ NATO để đạt được ḥa b́nh với các đảm bảo an ninh.
Khi tự chủ quốc pḥng hay tự quyết vận mệnh của ḿnh vẫn là vấn đề của tương lai, trước mắt bảo đảm an ninh ở Châu Âu vẫn không thể thiếu bóng dáng của người đồng minh Hoa Kỳ.