Những video lịch sử do AI tạo ra đang bùng nổ trên mạng xă hội, thu hút hàng triệu lượt xem.

Hăy tưởng tượng bạn thức dậy ở Rome cách đây 2.000 năm, trên ḍng sông Nile thời Ai Cập cổ đại hoặc trên những con phố Luân Đôn thời kỳ Cái chết Đen vào thế kỷ 14 - với đầy đủ những cảnh tượng, âm thanh và khó khăn thường nhật chân thực nhất.
Gần đây, những video do AI tạo ra, mô phỏng góc nh́n của một người sống trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, đă trở thành xu hướng trên TikTok.
Dan và Hogne là hai nhà sáng tạo đứng sau các tài khoản POV Lab và Time Traveller POV. Dan, sống tại Anh, chia sẻ với BBC rằng anh thực hiện các video này v́ “ư tưởng nh́n về quá khứ qua góc nh́n thứ nhất là một cách độc đáo để làm sống lại lịch sử”. Trong khi đó, Hogne, một chàng trai 27 tuổi đến từ Na Uy, cho biết các video của anh giúp mọi người “khám phá những khía cạnh thú vị của lịch sử và học hỏi điều mới mẻ”.
Dù những video này đă mở ra một cánh cửa đưa hàng triệu người quay ngược thời gian, nhiều nhà sử học vẫn bày tỏ lo ngại về độ chính xác của nội dung. Liệu AI có thể thực sự tái hiện quá khứ, hay chỉ đang tạo ra một phiên bản lịch sử được trau chuốt, hiện đại hóa nhằm thu hút người xem?
Những con phố mờ sương, dân làng ho sặc sụa và tiếng chuông của bác sĩ dịch hạch vang vọng từ xa - tất cả đều xuất hiện trong video được xem nhiều nhất của Hogne, thu hút tới 53 triệu lượt xem.
Video này khơi gợi sự ṭ ṃ của nhiều người, nhưng nhà sử học, Tiến sĩ Amy Boyington, lại nhận xét rằng nó “thiếu chuyên môn” và mang tính “giật gân, gợi cảm xúc” hơn là tái hiện lịch sử một cách chính xác. “Nó trông giống như một cảnh trong tṛ chơi điện tử, một thế giới được tạo ra để trông có vẻ chân thực nhưng thực chất là giả tạo”.
Bà chỉ ra những điểm sai lệch, như h́nh ảnh các ngôi nhà có cửa sổ kính lớn hay đường ray tàu hỏa chạy xuyên qua thị trấn - những thứ không hề tồn tại vào thế kỷ 14.
Tiến sĩ Hannah Platts, một nhà sử học và khảo cổ học, cũng nhận thấy nhiều sai sót nghiêm trọng trong video mô phỏng vụ phun trào núi lửa Vesuvius tại Pompeii.
“Dựa trên ghi chép của Pliny the Younger - một nhân chứng trực tiếp - chúng ta biết rằng vụ phun trào không bắt đầu bằng dung nham phun trào khắp nơi. Việc không tận dụng nguồn tư liệu lịch sử dồi dào này khiến video trở nên hời hợt và cẩu thả”.
Những video do AI tạo ra về dịch hạch đen và vụ phun trào núi lửa Vesuvius đang gây băo trên TikTok
“Làm sai lệch lịch sử”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Boyington lo ngại về tác động của những diễn giải mang tính nghệ thuật này đối với cách lịch sử được ghi nhận. “Nó có thể trở nên nguy hiểm khi ai đó cố t́nh bóp méo lịch sử".
Dù phần lớn khán giả hiểu rằng những nội dung này không phản ánh chính xác lịch sử, vấn đề đáng lo ngại là “nhiều bạn trẻ có thể tiếp cận một giai đoạn lịch sử lần đầu tiên thông qua những video này”.
Dan bác bỏ những lo ngại trên và khẳng định rằng video của anh “không được tạo ra để xem như sự thật lịch sử tuyệt đối”: “Tôi luôn khuyến khích người xem tự nghiên cứu thêm về lịch sử nếu họ quan tâm. Tôi coi những video này như một cách khơi gợi sự ṭ ṃ về quá khứ, chứ không phải thay thế giáo dục lịch sử thực thụ”.
Hogne cũng cho biết anh cảm thấy “trách nhiệm” khi tạo ra các video này và đang cố gắng nâng cao độ chính xác, “đặc biệt là khi hàng triệu người đang theo dơi chúng”.
Tiến sĩ Platts lo ngại rằng thông tin sai lệch có thể lan truyền mà không được kiểm soát, nhất là khi nhiều khán giả trong phần b́nh luận dường như không nhận ra rằng các video này không dựa trên dữ kiện lịch sử thực tế. “Chúng ta thấy ngày càng nhiều học sinh sử dụng AI, và điều đáng lo ngại là khi chúng tiếp nhận những nội dung này, rồi sau đó phản ánh lại như thể đó là sự thật”.
Dan khẳng định rằng tất cả video của anh đều được dán nhăn là nội dung do AI tạo ra, trong khi Hogne nhấn mạnh rằng thông tin sai lệch đă tồn tại từ lâu trước khi AI xuất hiện, và “mọi người cần suy nghĩ phản biện về tất cả những ǵ họ xem”.
VietBF@sưu tập