Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Trung Quốc trong hoạt động buôn bán dầu mỏ với Iran.
Báo The Maritime Executive của Mỹ ngày 20/3 cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nước này đồng thời tiến hành ṿng trừng phạt tiếp theo nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran. Ngoài việc đưa thêm các tàu chở dầu và công ty vận hành vào danh sách trừng phạt, Mỹ lần đầu tiên nhắm vào một nhà máy lọc dầu tư nhân (teapot refinery) ở Trung Quốc và nhà điều hành một cảng dầu ở Trung Quốc v́ đă mua, lưu trữ dầu thô của Iran từ các tàu bị trừng phạt.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các nhà máy lọc dầu “teapot” là những cơ sở tư nhân ở Trung Quốc, đồng thời là những khách hàng chính mua dầu từ Iran. Bộ này nhấn mạnh rằng Trung Quốc là nước khẩu dầu lớn nhất của Iran và các lệnh trừng phạt này “được áp đặt theo chiến dịch gây áp lực tối đa của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đưa xuất khẩu dầu của Iran, bao gồm cả xuất khẩu sang Trung Quốc, về mức 0.”
Mỹ nhắm vào Công ty Hóa dầu Shandong Shouguang Luqing ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, xác định công ty này từ giữa năm 2022 là một người mua dầu từ Iran, có liên quan đến quân đội Iran và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Theo báo cáo của Mỹ, Luqing Petrochemical đă mua hàng triệu thùng dầu từ Iran với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD. Lượng dầu này được vận chuyển bằng các tàu thuộc “hạm đội bóng tối” (shadow fleet), một số trong đó đă bị trừng phạt do vai tṛ vận chuyển dầu mỏ của Iran có liên quan đến lực lượng Houthi ở Yemen. Hai tàu chở dầu cụ thể được Mỹ xác định là Mehle (treo cờ Panama) và Kohana (sau này đổi tên thành Limas, treo cờ Guyana) – những tàu này đă bị chính quyền Biden trừng phạt vào tháng 1/2024 v́ vận chuyển dầu đến nhà máy lọc dầu này.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đă nhắm vào Huaying Huizhou Daya Bay Petrochemical Terminal Storage, một đơn vị lưu trữ dầu ở Trung Quốc, v́ đă mua và lưu trữ dầu thô của Iran từ một tàu bị trừng phạt.
Danh sách các tàu chở dầu bị trừng phạt đă được mở rộng thêm 8 tàu mà Mỹ cáo buộc đang vận chuyển dầu của Iran đến các nhà máy lọc dầu “teapot” và thường xuyên thực hiện các hành vi gian lận vận chuyển, bao gồm thao túng hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
Văn pḥng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Mỹ đă áp đặt lệnh trừng phạt đối với các tàu: Natalina 7 (treo cờ Comoros); Catalina 7, Aurora Riley, Viola (đều treo cờ Panama); Montrose (treo cờ San Marino); Volans, Brava Lake (đều treo cờ Barbados) và Titan (hiện không có cờ).
Mỹ cho rằng một số giao dịch dầu mỏ này có liên quan đến việc cung cấp tài chính cho lực lượng Houthi ở Yemen, lực lượng được Iran hậu thuẫn. Một số giao dịch khác được báo cáo là đă tài trợ cho Lực lượng hậu cần thuộc Bộ Quốc pḥng Iran (MODAFL).
Tổng cộng, OFAC đă áp đặt lệnh trừng phạt lên 19 thực thể và tàu chở dầu, bao gồm cả các công ty vận tải biển và nhà điều hành được thành lập tại Hong Kong (Trung Quốc), Liberia, Trung Quốc, Seychelles, Panama và Quần đảo Virgin thuộc Anh.
Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa phản hồi về lệnh trừng phạt mới này của Mỹ.
Vào ngày 4/2, Tổng thống Trump đă ban hành Bản ghi nhớ An ninh Quốc gia số 2, chỉ đạo thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa đối với Iran. Kể từ đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đă công bố các biện pháp trừng phạt đối với các mạng lưới tài trợ cho Iran, các nhà buôn dầu, tàu chở dầu và Bộ trưởng Dầu mỏ mới được bổ nhiệm của Iran.
Cuối tuần qua, Trump cũng phát động chiến dịch không kích mới chống lại lực lượng Houthi, viện dẫn các cuộc tấn công của lực lượng này nhằm vào các tàu buôn trong năm 2024.
VietBF@ sưu tập
|