Nh́n lại Syria sau 100 ngày Tổng thống Assad bị lật đổ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nh́n lại Syria sau 100 ngày Tổng thống Assad bị lật đổ
Sau khi chế độ cũ bị lật đổ, chính quyền mới ở Syria phải đối mặt với bạo lực giáo phái đẫm máu và một nền kinh tế kiệt quệ.

B́nh luận trên đài RT ngày 20/3, ông Murad Sadygzade, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông, Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học HSE (Moskva), nhận định rằng đă 100 ngày trôi qua kể từ khi ông Ahmed Ash-Sharaa lên nắm quyền, nhưng hy vọng của những người ủng hộ ông về việc nhanh chóng lập lại ḥa b́nh ở Syria vẫn chưa thành hiện thực. Vậy Syria đă trải qua những ǵ trong 100 ngày qua và những tác động có thể có đối với tương lai Syria là ǵ?

Đoàn kết là ch́a khóa cho tương lai tốt đẹp hơn


Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa và nhà lănh đạo SDF Mazloum Abdi tại lễ kư thỏa thuận sáp nhập Khu tự trị người Kurd vào chính quyền Syria, ở Damascus ngày 10/3/2025.
Một trong những trọng tâm chính trong chính sách đối nội của chính quyền mới là ḥa giải dân tộc - yếu tố thiết yếu để hợp pháp hóa quyền lực của ông Ash-Sharaa và củng cố sự ủng hộ từ người dân. Ban đầu, nhiều ư kiến cho rằng khó khăn lớn nhất sẽ là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lănh đạo, do lập trường đối kháng với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tối 10/3, chính quyền Syria mới và chính quyền người Kurd kiểm soát khu vực Đông Bắc nước này đă đạt được thỏa thuận về việc từng bước nhập tất cả các cơ quan dân sự và quân sự của người Kurd vào các thể chế quốc gia của Syria. Văn kiện này được Tổng thống lâm thời Syria Ahmed Ash-Sharaa và chỉ huy SDF Mazloum Abdi kư.

Theo nội dung thỏa thuận được ông Ash-Sharaa công bố trên mạng xă hội X, đến cuối năm 2025, SDF sẽ bàn giao quyền kiểm soát các cửa khẩu biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, các sân bay, các mỏ dầu và nhà tù cho chính phủ Syria. Đổi lại, người Kurd sẽ được bảo đảm các quyền hiến định, bao gồm quyền sử dụng ngôn ngữ riêng trong giáo dục và quyền hồi hương của những người tị nạn. Người Kurd cũng sẽ được tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị của Syria, không bị phân biệt theo giáo phái. Ngoài ra, SDF cam kết hỗ trợ Damascus trong cuộc chiến chống những người ủng hộ chế độ cũ và các mối đe dọa khác đối với an ninh và toàn vẹn lănh thổ của Syria.

Ông Abdi tuyên bố rằng văn kiện này nhằm tạo điều kiện cho một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Syria, bảo vệ quyền lợi của họ và đạt được ḥa b́nh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cơ chế thực hiện và thời gian triển khai toàn bộ điều khoản vẫn cần được làm rơ. Ông cũng khẳng định rằng Syria sẽ có một quân đội thống nhất, một thủ đô chung và một lá cờ quốc gia, đồng thời cam kết trục xuất tất cả các lực lượng nước ngoài trong hàng ngũ SDF ra khỏi Syria. Điều này có thể ám chỉ việc loại bỏ các tay súng thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ luôn lấy làm lư do để tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria.

Đại diện SDF, ông Farhad Shami, nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là một văn kiện sơ bộ, được kư kết dưới sự trung gian của Mỹ, không đồng nghĩa với việc quân đội Syria sẽ lập tức tiến vào khu vực của người Kurd hay sẽ ngay lập tức tiếp quản các cơ sở dầu mỏ và nhà tù giam giữ thành viên tổ chức khủng bố IS.

Việc kư kết thỏa thuận này trùng với thời điểm chính quyền Syria tuyên bố hoàn tất chiến dịch quân sự quy mô lớn chống các tay súng Alawite nổi dậy ở vùng Tây Bắc. Đây là cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ khi ông Bashar Assad bị lật đổ vào tháng 12/2024.

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng tương lai của tiến tŕnh hội nhập người Kurd phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Chính quyền Syria t́m kiếm đối thoại với SDF do lo ngại các mối đe dọa từ Israel và t́nh trạng bất ổn chung trong nước, trong khi người Kurd buộc phải đàm phán với chính quyền Syria trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ và những biến động liên quan đến PKK.

Kinh tế là yếu tố thiết yếu


Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa.
Giữa cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc và bất ổn chính trị, Syria đang thực hiện các bước cải cách kinh tế quy mô lớn. Tổng thống Ahmed Sharaa và đội ngũ của ông đă xây dựng kế hoạch chiến lược 10 năm nhằm chuyển sang nền kinh tế thị trường mở. Kế hoạch này bao gồm giai đoạn phục hồi khẩn cấp và các thay đổi cấu trúc dài hạn, tập trung hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hệ thống ngân hàng, viễn thông và mạng lưới giao thông để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Mục tiêu trọng tâm của cải cách là tái cấu trúc các cơ quan nhà nước và thu hút vốn nước ngoài, bao gồm khả năng tư nhân hóa một phần doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Syria đă bị tàn phá nặng nề do chiến tranh kéo dài và t́nh trạng thiếu hụt tài chính nghiêm trọng. Theo Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc, chi phí tái thiết có thể lên tới 300 tỷ USD - vượt xa GDP trước chiến tranh của Syria (60 tỷ USD năm 2010). Đến năm 2024, GDP của Syria đă giảm xuống dưới 6 tỷ USD, phản ánh mức độ suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Trong bối cảnh này, việc nới lỏng hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế trở thành yếu tố quan trọng để phục hồi kinh tế. Những tháng gần đây đă ghi nhận tiến triển theo hướng này. Liên minh châu Âu (EU) đă đ́nh chỉ các biện pháp trừng phạt trong các lĩnh vực ngân hàng, năng lượng và giao thông nhằm hỗ trợ quá tŕnh phục hồi kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách chính trị.

Mỹ cũng có động thái nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Ngày 6/1/2025, Bộ Tài chính Mỹ công bố quyết định tạm thời nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Syria trong sáu tháng.

Những biện pháp này nhằm hỗ trợ người dân Syria mà không dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt rộng hơn đối với chính quyền mới ở Damascus. Chính quyền Mỹ dự kiến tiến hành thận trọng, tránh dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt cho đến khi chính sách của chính quyền mới trở nên rơ ràng hơn. Các nước châu Âu cũng có quan điểm tương tự, ủng hộ cách tiếp cận thận trọng trước khi quyết định dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt.

Các cải cách được đề xuất có thể mang lại những thay đổi đáng kể cho cấu trúc kinh tế Syria. Chuyển đổi sang cơ chế thị trường, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và tạo môi trường đầu tư thuận lợi sẽ mở ra cơ hội thu hút ḍng vốn – yếu tố quan trọng cho quá tŕnh phục hồi đất nước. Tuy nhiên, thành công của cách tiếp cận này sẽ phụ thuộc vào ổn định chính trị, niềm tin của nhà đầu tư và khả năng thực thi cải cách của chính quyền. Nếu không, nền kinh tế Syria có nguy cơ rơi vào t́nh trạng hỗn loạn, bị chi phối bởi các nhóm lợi ích thiểu số.

Mặc dù có những thay đổi tích cực, nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế cho rằng việc phục hồi toàn diện của Syria đ̣i hỏi phải dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt. Họ nhấn mạnh rằng dù nới lỏng một phần là một bước đi đúng hướng, nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện điều kiện sống. Các lệnh trừng phạt tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế quan trọng, cản trở khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và nguồn vốn đầu tư.

Hiến pháp mới

Đầu tháng này, ông Ahmed al-Sharaa đă kư một hiến pháp tạm thời có hiệu lực trong 5 năm. Văn kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá tŕnh chuyển đổi chính trị của Syria sau khi ông Assad bị lật đổ. Quá tŕnh soạn thảo hiến pháp tạm thời đă tính đến những thực tế chính trị mới xuất hiện tại Syria sau thay đổi quyền lực. Một trong những mục tiêu chính của văn kiện này là củng cố cải cách chính trị và tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử, qua đó thúc đẩy quá tŕnh dân chủ hóa đất nước.

Một yếu tố quan trọng trong hiến pháp tạm thời là việc thành lập Ủy ban Nhân dân, cơ quan sẽ hoạt động như một quốc hội lâm thời. Cơ quan này nhằm đảm bảo cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, qua đó góp phần ổn định hệ thống pháp lư và duy tŕ phối hợp giữa các thiết chế nhà nước. Hiến pháp nhấn mạnh cần thiết phải phát triển một nền tư pháp độc lập, bảo vệ ṭa án khỏi sự can thiệp của nhánh hành pháp. Ngoài ra, văn kiện này cũng quy định tổ chức bầu cử trong ṿng 5 năm, thể hiện cam kết đối với quá tŕnh chuyển đổi dân chủ và ngăn chặn độc quyền quyền lực.

Tuy nhiên, không phải tất cả các lực lượng chính trị trong nước đều ủng hộ hiến pháp mới. Hội đồng Dân chủ Syria (SDC), cánh chính trị của Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hậu thuẫn, đă bác bỏ tuyên bố hiến pháp này. SDC cho rằng văn kiện chưa bảo vệ đầy đủ các cộng đồng đa dạng của Syria. Họ nhấn mạnh cần phân quyền công bằng và đạt được đồng thuận quốc gia trong quá tŕnh soạn thảo hiến pháp. Những bất đồng này phản ánh sự phức tạp của tiến tŕnh chính trị ở Syria và nhu cầu xem xét lợi ích của các nhóm sắc tộc, tôn giáo khác nhau.

Tóm lại, t́nh h́nh Syria vẫn c̣n nhiều thách thức. Trong 100 ngày đầu tiên, chính quyền mới đă chứng kiến t́nh trạng đổ máu và đang gặp khó khăn trong thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc. Xung đột nội bộ kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết và t́nh h́nh có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện nếu chính phủ mới không thể hiện sự thực dụng và sẵn sàng đàm phán. Ngoài ra, việc cải thiện đời sống kinh tế của người dân và nhận được sự ủng hộ từ các cường quốc quốc tế là điều tối quan trọng. Phản ứng của cộng đồng quốc tế và diễn biến chính trị nội bộ trong những tháng tới sẽ quyết định mức độ hiệu quả của các cải cách trong việc khôi phục ḥa b́nh và ổn định tại Syria.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 136525


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 111,555
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	511.PNG
Views:	0
Size:	834.3 KB
ID:	2504734 Click image for larger version

Name:	512.PNG
Views:	0
Size:	329.4 KB
ID:	2504735
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,641 Times in 6,793 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 129 PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05401 seconds with 14 queries