Trong văn kiện dài 18 trang công bố hôm 26/3, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo khu vực này đang phải đối mặt với thực tế mới đầy rủi ro và đề nghị người dân cần dự trữ nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo cho ḿnh ít nhất 72 giờ một khi khủng hoảng xảy ra.Khuyến nghị của EC vừa là một cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh an ninh tại châu Âu, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về những tính toán đằng sau các quyết định gần đây của khối này, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện các dấu hiệu giảm căng thẳng và đàm phán ḥa b́nh kết thúc xung đột ở Ukraine đă có những tiến triển. Phải chăng châu Âu đang hành động dựa trên cảm xúc và thành kiến nhiều hơn là phù hợp với thực tế mới và v́ lợi ích lâu dài của ḿnh?
Ẩn ư đằng sau khuyến nghị mới của EU
Có thể nói, những ǵ EC đưa ra không phải hoàn toàn mới bởi vào tháng 6/2024, Đức cũng đă từng đưa ra một "Chỉ thị khung về Pḥng thủ toàn diện", bao gồm hướng dẫn về những việc cần làm trong trường hợp nổ ra xung đột ở châu Âu. Tuy nhiên, điều ẩn ư lại rất mới và chứa đựng nhiều toan tính mang tính chất địa chính trị rộng lớn.
Nếu so sánh khuyến nghị của Đức khi đó và của EU mới đây, có thể thấy điểm chung là đều đưa ra những lời khuyên cho công dân trong trường hợp có t́nh trạng thảm họa khẩn cấp xảy ra, nhưng bối cảnh đưa ra khuyến nghị lại rất khác nhau. Thời điểm Đức đưa ra khuyến nghị là cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra ác liệt, các cuộc giao tranh ở khu vực Donetsk và Luhansk đạt đến cường độ cao nhất khiến nhiều người đă nói đến nguy cơ leo thang thành cuộc đối đầu trực tiếp Nga - NATO và khả năng nổ ra chiến tranh thế giới thứ 3 với việc sử dụng cả vũ khí hạt nhân.
V́ thế, những khuyến nghị như của chính phủ Đức khi đó đối với người dân của ḿnh là có thể hiểu được. Nhưng ngược lại, khuyến nghị mới nói trên của EU lại diễn ra trong bối cảnh Mỹ đă thay đổi chính sách, tích cực thúc đẩy giải pháp chấm dứt chiến tranh, hai bên Nga - Ukraine đă đạt thỏa thuận ngừng tấn công vào cơ sở năng lượng của nhau trong 30 ngày và giảm đối đầu ở Biển Đen. Trong bối cảnh mới này, việc EU đưa ra một khuyến nghị như trên có thể chứa đựng những ẩn ư, tính toán địa chính trị rộng lớn hơn.Vào tháng 2/2025, Ủy viên Đối ngoại EU Josep Borrell đă tuyên bố: "EU không thể để cho Nga đạt được những mục tiêu chiến lược của họ ở Ukraine v́ điều đó sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho an ninh châu Âu". Tuyên bố đó cho thấy EU vẫn đang định h́nh chính sách dựa trên cảm nhận về mối đe dọa từ Nga hơn là dựa trên đánh giá thực tế về t́nh h́nh. Bởi theo phân tích của Quỹ Carnegie v́ Ḥa b́nh quốc tế, chiến lược của Nga ở Ukraine đă thay đổi từ tháng 12/2024, với việc Moscow giảm các mục tiêu ban đầu và sẵn sàng đàm phán trên cơ sở thực tế trên chiến trường.
Bản thân Thủ tướng Hungary Viktor Orban, một thành viên EU và NATO, ngày 28/3 cũng đă lên tiếng bày tỏ lo ngại đối với các khuyến nghị của EU và khẳng định rằng: “Hiện tại châu Âu không bị đe dọa bởi nguy cơ chiến tranh từ bên ngoài và cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không lan tới Hungary, Ba Lan hay các quốc gia vùng Baltic, bởi không nước nào muốn xung đột với một quốc gia trong NATO”. Ngoài ra, Áo, Slovakia và Slovenia cũng bày tỏ quan ngại về việc các khuyến nghị mới của EU có thể làm gia tăng căng thẳng và gây hoảng loạn không cần thiết trong dân chúng.
Ông Viktor Orban c̣n cho biết “có thể khuyến nghị trên là nhằm hướng tới sự tham gia sâu hơn của EU vào xung đột tại Ukraine”. Ư kiến trên không phải không có cơ sở bởi sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thay đổi chính sách đối với xung đột ở Ukraine, cắt giảm viện trợ quân sự và thông tin t́nh báo cho Kiev để thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh, EU không những không hưởng ứng mà c̣n nhanh chóng khẳng định tiếp tục các biện pháp trừng phạt Nga, kiên định ủng hộ Ukraine và đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho nước này.
Những hành động mang nhiều rủi ro
Trước hết, dù không công khai nêu rơ, Kế hoạch tái vũ trang châu Âu công bố vào tháng 2/2025 với ngân sách dự kiến 800 tỷ Euro là nhằm vào Nga, dù Moscow đă nhiều lần tuyên bố không có ư định đe dọa châu Âu. Thực tế là trong cuộc gặp với đại diện Ngoại giao các nước châu Âu tại Moscow vào tháng 11/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă nhấn mạnh: “Nước Nga đă đủ rộng lớn và giàu tài nguyên, chúng tôi không có tham vọng lănh thổ ở châu Âu”.Theo phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) công bố tháng 1/2025, kế hoạch tái vũ trang của châu Âu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ nhất, nó có thể làm gia tăng căng thẳng và dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu, lặp lại kịch bản của Chiến tranh Lạnh. Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng tại Eurozone chỉ đạt 0.8% trong năm 2024 (theo Eurostat), việc chi tiêu quá mức cho quốc pḥng có thể làm trầm trọng thêm t́nh trạng tài chính của nhiều quốc gia thành viên. Thứ ba, kế hoạch này có thể dẫn đến việc Đức trở thành cường quốc quân sự hàng đầu châu lục, làm thay đổi cán cân quyền lực và gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Tiếp theo là Sáng kiến thành lập "Liên minh những người tự nguyện" do London và Paris đề xuất nhằm đưa quân vào Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ngày 27/3, tại Paris, Pháp đă chủ tŕ hội nghị thượng đỉnh với đại diện trên 30 quốc gia, bao gồm cả các nước thành viên NATO không thuộc EU, để tái khẳng định cam kết ủng hộ Ukraine và t́m các biện pháp hoàn thiện khái niệm này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă tuyên bố rằng Liên minh này sẽ chỉ hoạt động khi có lệnh ngừng bắn, nhưng đă không làm rơ liệu đây có phải là một nhiệm vụ ǵn giữ ḥa b́nh truyền thống hay mang tính chất can thiệp quân sự.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia từ Viện Brookings của Mỹ và Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Chatham House của Anh, sáng kiến này tồn tại nhiều vấn đề cơ bản. Đầu tiên, nó thiếu cơ sở pháp lư vững chắc v́ không có nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy quyền cho lực lượng này. Tiếp theo, ranh giới giữa "giám sát ngừng bắn" và "can thiệp quân sự" có thể bị xóa nḥa, đặc biệt trong trường hợp có các vụ vi phạm ngừng bắn. Cuối cùng, Moscow từ lâu đă tuyên bố sẽ coi bất kỳ lực lượng nước ngoài nào trên lănh thổ Ukraine mà không có sự chấp thuận của Nga là "mục tiêu quân sự hợp pháp", điều này có thể dẫn đến leo thang căng thẳng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, gần đây EU c̣n có nhiều hành động khác cũng gây không ít khó hiểu khi xét từ chính lợi ích của chính châu Âu, mà nổi bật hơn cả bao gồm:
Thứ nhất, Đức đă sửa đổi luật cho phép tăng cường ngân sách quốc pḥng mà không chịu ràng buộc về trần nợ công. Theo số liệu từ Bộ Tài chính Đức, chi tiêu quốc pḥng của nước này đă tăng 30% trong năm 2024-2025, lên mức kỷ lục 85 tỷ Euro. Điều này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách quốc pḥng Đức kể từ sau Thế chiến II, khi Berlin phải duy tŕ chính sách quân sự kiềm chế. Điều đó không chỉ làm dấy lên lo ngại về một "nước Đức quân sự hóa" mà c̣n đặt ra câu hỏi về tính bền vững tài chính, đặc biệt khi nền kinh tế Đức đang phải đối mặt với suy thoái.
Thứ hai, dù phụ thuộc vào năng lượng Nga và đang phải chịu giá năng lượng cao hơn 60% so với trước khủng hoảng (số liệu của Eurostat), Đức vẫn kiên quyết từ chối khôi phục đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đă từng cùng Nga đầu tư xây dựng. Quyết định này đă góp phần làm suy giảm năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp Đức và khiến sản xuất công nghiệp giảm 3.2% trong năm 2024.
Thứ ba, xu hướng hạt nhân hóa ở châu Âu là một diễn biến mới đáng lo ngại và chưa từng có. Không chỉ có Pháp đă mời chào “ô hạt nhân” cho các nước thành viên EU, mà Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk mới đây cũng đă thẳng thừng kêu gọi "t́m kiếm cơ hội để có vũ khí hạt nhân". Việc mở rộng câu lạc bộ hạt nhân ở châu Âu không chỉ làm suy yếu Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà c̣n có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu.
Nguyên nhân sâu xa trong chính sách của EU
Trước hết, từ việc mất ḷng tin sâu sắc giữa hai bên, EU muốn ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Đông Âu và Liên Xô cũ. Từ đó, việc hỗ trợ Ukraine được Brussels xem là cần thiết để thiết lập một ranh giới hạn chế tham vọng của Moscow.
Thứ hai, xung đột này tạo cơ hội cho EU khẳng định vai tṛ là một tác nhân địa chính trị độc lập, không chỉ là một liên minh kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh Mỹ dưới thời Tổng thống Trump 2.0 đang có xu hướng rút lui khỏi Liên minh xuyên Đại Tây Dương và vai tṛ lănh đạo toàn cầu truyền thống, việc EU thể hiện khả năng đối phó với các thách thức an ninh ở "sân sau" của ḿnh càng trở nên quan trọng.
Thứ ba, một có một “mối đe dọa từ bên ngoài” khi đang khó khăn có thể giúp EU tăng cường đoàn kết nội bộ vốn đang bị thách thức bởi xu hướng dân túy và hoài nghi về hội nhập nội khối không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những lợi ích trên có xứng đáng với cái giá mà châu Âu phải trả v́ kéo dài đối đầu với Nga? Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Eurostat, xung đột Nga - Ukraine đă gây nhiều thiệt hại cho kinh tế châu Âu. Tỷ lệ lạm phát trong Eurozone tăng từ 2.6% trước xung đột lên đỉnh điểm 10.6% vào cuối năm 2022, và vẫn duy tŕ ở mức 3.8% vào cuối năm 2024, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đă tăng 250% trong giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng; và mặc dù nay đă hạ nhiệt nhưng vẫn c̣n cao hơn 60% so với trước khủng hoảng, gây áp lực lớn lên cả các hộ gia đ́nh lẫn giới doanh nghiệp.
Lựa chọn chiến lược nào cho quan hệ EU - Nga?
Dưới thời “Trump 2.0”, Mỹ đă thay đổi căn bản chính sách đối với cuộc chiến ở Ukraine và đây dường như là không thể đảo ngược. Theo báo cáo của Chatham House, thời gian qua Mỹ đă giảm 40% viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời đang tăng cường đẩy mạnh các nỗ lực t́m kiếm giải pháp Ngoại giao để chấm dứt xung đột. Thỏa thuận ngừng tấn công vào cơ sở năng lượng trong 30 ngày giữa Nga và Ukraine đạt được vào đầu tháng 3/2025 là một bước tiến cụ thể quan trọng và có thể là bước đệm tiến đến các thỏa thuận lớn hơn, bao gồm việc ngừng bắn toàn diện và giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.
Nh́n lại lịch sử, có thể thấy châu Âu đă từng trải qua nhiều giai đoạn đối đầu với Nga, nhưng cuối cùng hai bên luôn t́m được cách ḥa giải và hợp tác. Sau Chiến tranh Napoleon, Nga trở thành một phần của "Ḥa ước châu Âu" duy tŕ sự ổn định của lục địa trong gần một thế kỷ. Sau Thế chiến I và cách mạng Bolshevik, mặc dù có sự đối đầu ư thức hệ, các nước châu Âu vẫn dần dần thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với Liên Xô. Và sau Thế chiến II, châu Âu và Liên Xô đă t́m ra cách chung sống ḥa b́nh trong “chiến tranh Lạnh” và thậm chí hợp tác thực chất trong nhiều lĩnh vực. Chính sách Ostpolitik của cựu Thủ tướng CHLB Đức Willy Brandt vào những năm 1970 đă mở đường cho việc b́nh thường hóa quan hệ giữa Tây Đức và các nước Đông Âu, bao gồm cả Liên Xô, đóng góp quan trọng vào việc giảm căng và giúp đưa đến thống nhất nước Đức sau này.
Thực tế đă chứng tỏ rằng chính sách đối đầu toàn diện với Nga mà châu Âu đang theo đuổi cơ bản đă không mang lại kết quả mong muốn. Sau hơn 3 năm xung đột, nước Nga vẫn đứng vững, tiếp tục phát triển và ngày càng chiếm ưu thế trên chiến trường, trong khi châu Âu lại đang phải vật lộn gánh chịu hậu quả kinh tế - xă hội nặng nề. Vượt lên trên cảm xúc và thành kiến lịch sử, phải chăng giờ là lúc cả hai bên cần gạt bỏ những định kiến, nh́n lại lịch sử quan hệ để hướng tới khôi phục mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt như trước đây? Chính cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đă từng nhấn mạnh: “Ḥa b́nh và thịnh vượng lâu dài ở châu Âu chỉ có thể đạt được với Nga, chứ không phải chống lại Nga”. Theo khảo sát gần đây của Eurobarometer tháng 2/2025, chỉ có 42% người dân EU tin rằng khối này đang đi đúng hướng trong chính sách đối ngoại với Nga, giảm 8 điểm phần trăm so với khảo sát vào tháng 7/2024.
Nhà Ngoại giao hàng đầu của Mỹ với tư duy chiến lược địa chính trị nổi tiếng Henry Kissinger đă từng cảnh báo: "Khi cảm xúc thay thế cho phân tích, kết quả thường là thảm họa”. Châu Âu hiện đang đứng trước ngưỡng cửa của một quyết định lịch sử: Tiếp tục đi theo con đường đối đầu đầy rủi ro với Nga, hay can đảm t́m kiếm một cách tiếp cận mới dựa trên t́nh h́nh thực tế, thông qua đối thoại, thỏa hiệp lẫn nhau v́ lợi ích chung? Dù sự lựa chọn của châu Âu là ǵ, cũng sẽ tác động mạnh tới việc định h́nh không chỉ an ninh và thịnh vượng của châu Âu mà c̣n cả trật tự địa chính trị toàn cầu trong những thập kỷ tới. Và để châu Âu có thể đưa ra được cách tiếp cận mới phù hợp với thực tế và dễ được các bên chấp nhận hơn, có thể cũng sẽ đ̣i hỏi những thỏa hiệp nhất định từ Moscow.
|
|