Có một nỗi sợ hăi rằng, nếu chiến tranh ở Ukraine kết thúc, Nga sẽ chuyển sự chú ư sang sườn phía đông dễ bị tổn thương nhất của NATO – chính là các nước Baltic.

Tuyến pḥng thủ mới nhằm mục đích củng cố biên giới dài 960km của vùng Baltic với Nga. Ảnh Telegraph.
Theo Telegraph, khoảng 1.000 boong-ke bê tông cùng chiến hào, hào chống tăng, kho đạn và nơi trú ẩn đang được gấp rút xây dựng như một phần trong kế hoạch chung nhằm củng cố 960km đường biên giới phía đông của các quốc gia vùng Baltic (Estonia, Latvia và Litva).
Các quốc gia này lo ngại rằng nếu chiến tranh ở Ukraine kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, Nga có thể chuyển sự chú ư sang sườn phía đông dễ bị tổn thương nhất của NATO – chính là các nước Baltic.
Một báo cáo t́nh báo của Đan Mạch gần đây dự báo rằng nếu xung đột Ukraine tạm dừng, Nga có thể tái trang bị nhanh chóng và khởi động lại chiến tranh trong khu vực chỉ trong ṿng 6 tháng. Trong 2 năm, Nga có thể sẵn sàng chiến đấu với nhiều nước quanh biển Baltic và trong 5 năm, có thể gây chiến quy mô lớn tại châu Âu nếu không có sự can thiệp của Mỹ.
Trước đó, NATO đă thông qua kế hoạch vào năm 2023 nhằm bảo vệ “từng tấc đất” tại các quốc gia Baltic, với các tuyến tiếp viện từ Phần Lan, Ba Lan và Đức. Hiện tại, NATO đang duy tŕ lực lượng đa quốc gia luân phiên tại các nước này theo chiến lược "bẫy chông", tức tạo ra sự hiện diện quân sự nhỏ để ngăn chặn Nga.
Tuy nhiên, các nước Baltic lo ngại chiến lược đó là chưa đủ. Họ muốn thay thế các nhóm chiến đấu nhỏ bằng các lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu, cùng sự hiện diện thường trực của NATO.
Ngay trong giai đoạn đầu của chiến tranh Ukraine, Nga đă chiếm tới 140.000 km² lănh thổ nước này – gấp đôi diện tích của Litva. Cả ba nước Baltic cộng lại chỉ có dân số khoảng 6,5 - 7 triệu người, trong khi Ukraine trước chiến tranh có tới 41 triệu người.
Ngăn chặn kẻ địch ngay từ biên giới
Mục tiêu của tuyến pḥng thủ mới là ngăn các thành phố Baltic rơi vào thảm cảnh như những vùng lănh thổ đă bị san phẳng ở Ukraine. Estonia, Latvia và Litva sẽ chi mỗi nước khoảng 60 triệu bảng Anh – một phần rất lớn trong ngân sách quốc pḥng của họ để xây dựng tuyến pḥng thủ.

Răng rồng và bẫy chống tăng dưới tuyết ở biên giới của Estonia với Nga. Ảnh David Rose/Telegraph
Trước đó, để gửi đi thông điệp rơ ràng rằng, họ sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ lănh thổ, các nước này đă rút khỏi các hiệp ước quốc tế cấm ḿn sát thương và bom chùm. Họ cho rằng cần tự do sử dụng các vũ khí hiện đại hơn trước các mối đe dọa từ Nga.
Latvia và Litva đă triển khai các hàng rào “răng rồng” – các khối bê tông h́nh chóp – để chặn xe tăng. Estonia đang xây dựng các boong-ke chịu được pháo kích, cùng với rào dây thép gai, chướng ngại vật bê tông nặng hàng tấn và các khối chắn đường.
“Chúng tôi muốn cùng đồng minh chặn kẻ thù ngay từ những mét đầu tiên", một phát ngôn viên quốc pḥng Estonia nhấn mạnh.
Tuyến pḥng thủ Baltic không phải là một bức tường kiên cố mà là hệ thống linh hoạt, hiện đại và có thể di chuyển, kết hợp với pháo binh, hệ thống cảnh báo sớm và khả năng do thám tân tiến.
Ngoài việc xây dựng tuyến pḥng thủ, các nước Baltic cũng đang ưu tiên mua hệ thống pḥng không và tăng khả năng tấn công tầm xa – điều mà hiện châu Âu c̣n thiếu nghiêm trọng.
Trong khi đó, Ba Lan cũng đang xây dựng “Lá chắn phía Đông” trị giá gần 2 tỷ bảng Anh dọc biên giới với Nga và Belarus. Kế hoạch đặt ḿn biên giới đă bắt đầu triển khai. Dù vẫn c̣n nhiều lo ngại, các lănh đạo khu vực cho biết họ sẵn sàng chiến đấu “từ từng centimet đầu tiên”.
Mọi sự chuẩn bị có thể quá muộn?
Tuy nhiên, theo giới chức khu vực, dự án xây dựng tuyến pḥng thủ mới kéo dài 10 năm của các nước Baltic có thể hoàn thành quá muộn.
Cựu ngoại trưởng Litva, ông Gabrielius Landsbergis cảnh báo: “Tổng thống Putin sẽ không để chúng tôi đợi 10 năm. Thời điểm nguy hiểm nhất cho vùng Baltic chính là ngay sau khi Ukraine có thỏa thuận ngừng bắn".
“Chúng tôi không có chiều sâu chiến lược. Nga có thể tiến qua toàn bộ đất nước chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. V́ vậy, chúng tôi phải pḥng thủ từ từng tấc đất đầu tiên,” ông Landsbergis nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập