Theo như CSIS mới đây cho rằng động thái hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc hoàn toàn có thể đoán trước trong bối cảnh đă có nhiều cảnh báo về nguy cơ Mỹ dễ bị tổn thương bởi hạn chế nguồn cung có thể ảnh hưởng đến công ty quốc pḥng và hàng không vũ trụ Mỹ, mang lại cho Bắc Kinh "lợi thế quan trọng".
Các nhà sản xuất vũ khí tối tân của Mỹ đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng khoáng sản đất hiếm - phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc - do hậu quả của cuộc chiến thương mại leo thang giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), hạn chế mới về cấp phép xuất khẩu mà Trung Quốc áp đặt đối với 7 nguyên tố đất hiếm có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng của hơn một chục công ty quốc pḥng và hàng không vũ trụ Mỹ.
Những công ty này đang sản xuất từ máy bay chiến đấu, tàu ngầm đến máy bay không người lái, theo Guardian.
Nguy cơ "tổn thương"
Cảnh báo từ CSIS cũng được lặp lại bởi viện nghiên cứu Chatham House của Anh.
Tổ chức này cho rằng bất cứ hành động thắt chặt nào thêm từ phía Trung Quốc “đều có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp quốc pḥng Mỹ và làm suy yếu tham vọng tái công nghiệp hóa rộng lớn của chính quyền Trump”.
Chatham House nhận định: “Cuối cùng, điều này có thể mang lại cho Bắc Kinh lợi thế chiến lược trong cuộc cạnh tranh dài hạn giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ và quân sự, đồng thời củng cố lợi thế sản xuất mà họ đang nắm giữ”.

Một số mẫu khoáng sản đất hiếm.
Vấn đề đất hiếm nhanh chóng nổi lên như "gót chân Achilles" của Mỹ trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc. 7 nguyên tố bị Trung Quốc kiểm soát, bao gồm samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium. Đây là một phần trong nhóm 17 nguyên tố đất hiếm thuộc bảng tuần hoàn.
Trung Quốc không cấm hoàn toàn việc xuất khẩu, nhưng đă siết chặt bằng cách áp đặt các hạn chế cấp phép. Động thái này tương tự cuộc tranh chấp với Nhật Bản vào năm 2012 khi giá đất hiếm tăng gấp 10 lần.
Những nguyên tố đất hiếm này được ứng dụng rộng răi trong công nghiệp, bao gồm lĩnh vực quân sự, đặc biệt trong sản xuất nam châm công nghệ cao dùng trong động cơ hiện đại, kể cả xe điện.

Nguyên tố đất hiếm được ứng dụng rộng răi trong công nghiệp, bao gồm lĩnh vực quân sự.
Hiện Trung Quốc khai thác 70% và chế biến tới 90% nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Đây từng là t́nh thế được các khách hàng phương Tây chấp nhận, bởi việc sản xuất đất hiếm gây ra vấn đề môi trường. Hiện không có hoạt động sản xuất đất hiếm nào diễn ra tại Mỹ.
Để giảm phụ thuộc, Mỹ đă t́m kiếm nguồn cung thay thế, bao gồm từ Ukraine và có thể là Greenland.
Điều này dẫn đến hai chính sách đối ngoại bị cho là “vụng về nhất” của chính quyền Trump: T́m cách trao đổi đất hiếm với vấn đề chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine và nỗ lực giành quyền kiểm soát lănh thổ tự trị thuộc Đan Mạch.
Các loại khoáng chất này được sử dụng trong một số hệ thống pḥng thủ quan trọng của Mỹ, bao gồm máy bay chiến đấu F-35, tàu ngầm lớp Virginia và Columbia, tên lửa Tomahawk, hệ thống radar, máy bay không người lái Predator và loạt bom thông minh Joint Direct Attack Munition.
Báo trước
CSIS cho rằng động thái của Trung Quốc hoàn toàn có thể đoán trước trong bối cảnh đă có nhiều cảnh báo về nguy cơ Mỹ dễ bị tổn thương bởi hạn chế nguồn cung.
"Một số chính sách đă báo hiệu trước rằng hạn chế xuất khẩu sẽ được áp dụng. Trung Quốc lần đầu tiên biến đất hiếm thành công cụ gây áp lực vào năm 2010 khi cấm xuất khẩu sang Nhật Bản do tranh chấp liên quan đến tàu cá”, theo bài viết.
“Từ năm 2023 đến 2025, Trung Quốc bắt đầu áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với nguyên vật liệu chiến lược sang Mỹ, bao gồm gali, gecmani, antimon, graphite và tungsten".

Máy khai thác được nh́n thấy tại mỏ Bayan OBO có chứa khoáng sản đất hiếm.
Nhận định về “đ̣n bẩy” của Trung Quốc đối với vấn đề đất hiếm, William Matthews - nhà nghiên cứu thuộc chương tŕnh châu Á - Thái B́nh Dương của Chatham House - nhấn mạnh: “Điều này giúp Trung Quốc có quyền kiểm soát chặt chẽ đối với chuỗi cung ứng đóng vai tṛ quan trọng trong vị thế dẫn đầu của Mỹ - từ bán dẫn đến hàng không”.
“Trung Quốc đang tận dụng vai tṛ cốt lơi trong chuỗi cung ứng - điều mà Mỹ muốn t́m cách loại trừ - đặc biệt là trong ngành chất bán dẫn. Động thái này gửi đi thông điệp: Nếu Mỹ cắt Trung Quốc khỏi chip và các công nghệ tiên tiến, Trung Quốc có thể tiến thêm một bước bằng cách cắt nguồn cung đầu vào từ trên”.
Matthews cũng cảnh báo rủi ro dài hạn: Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh phát triển máy bay chiến đấu “thế hệ thứ 6”, bao gồm mẫu F-47 mới được ông Trump công bố. Điều này mang lại cho Trung Quốc lợi thế khi theo đuổi hoạt động sản xuất của riêng ḿnh.
Bất kỳ lợi thế nào của Trung Quốc trong sản xuất máy bay quân sự tiên tiến, lĩnh vực lâu nay do Mỹ thống trị, đều có thể làm gia tăng căng thẳng quân sự.
Vấn đề nguồn cung khoáng sản đất hiếm đă được thừa nhận từ lâu trong sản xuất dân dụng. Chẳng hạn, hăng xe điện Tesla của Elon Musk đặt mục tiêu giảm 25% lượng đất hiếm sử dụng trong sản phẩm của ḿnh những năm gần đây.
“Đây không phải là điều mới mẻ. Nó đă được biết đến trong hơn một thập kỷ”, Patrick Schröder, nhà nghiên cứu về thương mại toàn cầu và môi trường tại Chatham House, kết luận.
“Nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao không thể sản xuất nhiều nếu thiếu đất hiếm”, ông nói. “Lư do Trung Quốc (chiếm lĩnh thị trường đất hiếm) là v́ sản xuất gây ô nhiễm. Đối với các nước khác, điều đó có thể chấp nhận miễn là thương mại suôn sẻ và chính trị không cản trở. Nhưng giờ, tất cả đă thay đổi”.