Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố rằng hiện tại, Chính phủ Đức không có kế hoạch cung cấp tên lửa hành tŕnh tầm xa Taurus cho Ukraine.“Hiện tại, vấn đề này không nằm trong chương tŕnh nghị sự”, hăng thông tấn TASS dẫn phát biểu của ông Merz trên kênh truyền h́nh ZDF ngày 16/5.
Theo ông, việc chuyển giao hệ thống tên lửa Taurus cho Ukraine sẽ đ̣i hỏi nhiều thời gian và công tác chuẩn bị phức tạp, trong đó bao gồm cả việc đào tạo chuyên sâu cho lực lượng vận hành. Tuy nhiên, ông Merz cũng lưu ư rằng Kiev vẫn sẽ nhận được các loại tên lửa hành tŕnh tương tự từ Vương quốc Anh và Pháp.
Tân thủ tướng Đức cho rằng vai tṛ của tên lửa Taurus đối với t́nh h́nh chiến sự ở Ukraine đang bị dư luận thổi phồng quá mức.
Về quan điểm đối ngoại, Thủ tướng Merz ủng hộ việc tăng cường vai tṛ của Đức và theo đuổi một đường lối cứng rắn hơn với Nga.
Trong động thái đáng chú ư, nhân chuyến thăm Kiev ngày 10/5, ông Merz tuyên bố rằng chính phủ nước này sẽ chấm dứt việc công khai thông tin chi tiết về các khoản viện trợ quân sự dành cho Ukraine. Hăng Reuters dẫn các nguồn thạo tin lập luận rằng quyết định này nhằm tạo ra sự “mập mờ chiến lược” – chiến lược được cho là sẽ ngăn cản Liên bang Nga khai thác thông tin về vũ khí, đạn dược của Ukraine để giành lợi thế trên chiến trường.
Phát biểu trước đài truyền h́nh RTL/ntv tại Kiev, ông Merz khẳng định: “Dưới sự lănh đạo của tôi, các cuộc thảo luận công khai về việc chuyển giao vũ khí, thông tin về cỡ ṇng, quy mô hay tính năng của các hệ thống vũ khí sẽ không c̣n được diễn ra công khai”.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, Chính phủ Đức ban đầu chỉ cung cấp thông tin nhỏ giọt về viện trợ quân sự. Tuy nhiên, sau áp lực từ các nghị sĩ và truyền thông trong nước, Berlin đă bắt đầu công bố định kỳ các danh sách cập nhật về những hệ thống vũ khí và trang thiết bị đă chuyển giao cho Kiev.
Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Thủ tướng vào ngày 6/5, ông Merz khẳng định Đức vẫn giữ vững cam kết hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả hỗ trợ tài chính. Ông cũng bày tỏ mong muốn các quốc gia châu Âu khác sẽ tiếp tục đồng hành cùng Berlin trong nỗ lực này.Theo trang tin quân sự Bulgarian Military, Taurus là một loại tên lửa hành tŕnh phóng từ trên không, được phát triển với mục tiêu tấn công chính xác các mục tiêu kiên cố và có giá trị chiến lược cao. Với chiều dài khoảng 5,1 mét và trọng lượng gần 1.400 kg, Taurus được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Williams WJ38-15, cho phép bay ở vận tốc cận âm, lên đến 1.170 km/giờ – chỉ thấp hơn một chút so với tốc độ âm thanh.Tên lửa này có tầm bắn chính thức khoảng 500 km, khiến nó trở thành một trong những vũ khí tầm xa hàng đầu trong kho vũ khí của châu Âu. Khả năng này cho phép Taurus tấn công các mục tiêu sâu bên trong lănh thổ đối phương mà không cần đưa máy bay phóng vào vùng nguy hiểm bị radar phát hiện hoặc bị hệ thống pḥng không đánh chặn.
Một trong những điểm mạnh đáng chú ư của Taurus là khả năng bay ở độ cao cực thấp – thường chỉ từ 30 đến 70 mét – giúp bám sát địa h́nh, tránh bị radar phát hiện và tăng cường khả năng tàng h́nh. Tên lửa này mang theo đầu đạn xuyên phá Mephisto hai tầng nặng 481 kg, được thiết kế để xuyên thủng các công tŕnh kiên cố như boongke, cầu hoặc hầm ngầm trước khi phát nổ, gây sát thương tối đa từ bên trong.
Về dẫn đường, Taurus sử dụng hệ thống tích hợp hiện đại bao gồm: điều hướng quán tính, GPS, tham chiếu địa h́nh và đầu ḍ hồng ngoại. Sự kết hợp này không chỉ đảm bảo độ chính xác cao trong giai đoạn tấn công cuối cùng, mà c̣n giúp tên lửa hoạt động hiệu quả ngay cả trong môi trường bị gây nhiễu điện tử – một đặc điểm quan trọng trong các cuộc xung đột hiện đại, nơi công nghệ đối phó điện tử ngày càng tinh vi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, từng cảnh báo rằng nếu Ukraine sử dụng tên lửa hành tŕnh Taurus do Đức cung cấp để tấn công các mục tiêu trên lănh thổ Nga, Moskva sẽ coi đó là bằng chứng cho thấy Berlin đă trực tiếp can dự vào cuộc xung đột.
Theo bà Zakharova, hành động như vậy sẽ không c̣n bị xem là hỗ trợ gián tiếp, mà sẽ được đánh giá là sự tham gia trực tiếp của Đức vào chiến sự tại Ukraine.
Đại sứ Nga tại Đức, ông Sergey Nechaev, trước đó cảnh báo mặc dù việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine sẽ không làm thay đổi t́nh h́nh chiến trường, nhưng chúng có thể dẫn đến leo thang xung đột và buộc Moskva phải thực hiện các biện pháp trả đũa.
|