Cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan có cuộc đời nhiều thăng trầm, vất vả, tuy vậy bà luôn giữ tấm ḷng hiền ḥa, nhân ái.
Cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan, tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935 tại một vùng quê nghèo thuộc xă Lộc Giang, huyện Đức Ḥa, tỉnh Long An. Cuộc đời bà là một hành tŕnh đặc biệt, đi từ đáy cùng khốn khó của xă hội đến đỉnh cao nghệ thuật cải lương.
Sinh trưởng trong cảnh gia đ́nh nghèo, cha mất sớm, mẹ con bà phải rời quê lên Chợ Lớn mưu sinh bằng nghề rửa chén thuê, bưng bê ở các sạp chợ B́nh Tây. Ở tuổi 11, bà gặp gỡ và kết nghĩa anh em với Văn Vĩ (khi ấy 15 tuổi). Đây là người bạn đồng hành và cũng là người thầy đầu tiên, d́u dắt bà những bước chân đầu tiên vào âm nhạc. Cùng nhau, hai người đi hát rong khắp nơi để kiếm sống.

Cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan thời trẻ. (Ảnh: TLX)
Chính nghệ sĩ Văn Vĩ là người đă phát hiện và bồi đắp chất giọng đặc biệt trong trẻo, sâu lắng của Út Bạch Lan, và rồi từ những câu vọng cổ học lỏm trên đường phố, bà bắt đầu gieo những hạt mầm đầu tiên cho một sự nghiệp kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Cơ hội đến khi cô Năm Cần Thơ – một nhân vật có uy tín trong giới cải lương – phát hiện ra giọng hát của bà, mời bà lên đài phát thanh để thu âm bài “Trọng Thủy – Mỵ Châu”. Từ cơ duyên đó, Út Bạch Lan chính thức bước vào nghề hát, dần thăng hoa qua các đoàn hát lớn như Thanh Minh, Kim Chưởng… Ở mỗi đoàn, bà đều để lại dấu ấn sâu đậm với những vai đào thương đầy nước mắt, bi kịch và khắc khoải.
Giọng ca của bà không phô trương kỹ thuật nhưng khiến người nghe như bị bóp nghẹt con tim, bởi sự chân thành, mộc mạc và giàu cảm xúc. Các vai diễn của bà trong Nửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa ḷng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản t́nh ca, Người đẹp thành Bát Đa...… không chỉ thành công vang dội mà c̣n trở thành những tượng đài trong ḷng khán giả yêu cải lương. Chính chất giọng đặc biệt - ngọt ngào, t́nh cảm, như rút ruột rút gan – đă khiến bà được công chúng mệnh danh là “Sầu nữ” của sân khấu cải lương miền Nam.
Trong những năm 1950, cái tên Út Bạch Lan được khán giả ưu ái dành tặng cho các danh hiệu như: “Đệ nhất đào thương”, “Nữ hoàng vọng cổ”, “Vương nữ Sương chiều”, “Sầu nữ” Út Bạch Lan...

Những năm tháng tuổi già, cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan vẫn tích cực làm thiện nguyện. (Ảnh: TLP)
Thời gian năm 1976 đến 1986, nghệ sĩ Út Bạch Lan làm trưởng đoàn cải lương Long An, thời điểm này bà đă d́u dắt, nâng đỡ, chỉ dạy các nghệ sĩ trẻ để họ phấn đấu cho sự nghiệp nghệ thuật
Dù sự nghiệp thăng hoa, cuộc đời riêng của Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan lại không êm đềm. Bà từng kết hôn với nghệ sĩ Thành Được – người bạn diễn ăn ư, người bạn đời nhiều gắn bó – nhưng cuộc hôn nhân không bền lâu. Sau khi chia tay, bà khiến nhiều người cảm phục khi vẫn nhận nuôi và chăm sóc bốn người con riêng của chồng cho đến khi mẹ ruột họ t́m về.
Trong đời sống thường nhật, bà được đồng nghiệp, bạn bè nhận xét là người sống đơn giản, hiền ḥa, giàu ḷng nhân ái và luôn hướng về những người nghèo khó. Những năm tháng cuối đời, Út Bạch Lan quy y cửa Phật với pháp danh Giác Nhă, ăn chay trường, hạn chế biểu diễn sân khấu và dành phần lớn thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện, hát gây quỹ từ thiện tại các chùa, viện dưỡng lăo, trại trẻ mồ côi.
Năm 2016, bà trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở TP.HCM, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư gan, hưởng thọ 81 tuổi. Sự ra đi của bà để lại niềm tiếc thương trong ḷng khán giả nhiều thế hệ. Hơn bảy mươi năm ca hát với hàng trăm vai diễn, giọng ca Út Bạch Lan đă in sâu vào tâm trí công chúng như một biểu tượng của sân khấu cải lương một thời.
VietBF@ sưu tập