Những vụ tranh chấp bản quyền vốn không hiếm ở Vpop. Nhạc sĩ Hoàng Luân nhận định việc nhờ các ca sĩ nổi tiếng cover vừa có lợi vừa có mặt trái.
Mối t́nh không tên là bản ballad từng được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nổi bật là Quốc Thiên, Trung Quân Idol, Minh Tuyết, Hương Ly... Mỗi phiên bản đều có lượng view lớn, thậm chí trên TikTok, có video đạt tới cả chục triệu lượt xem. Tuy nhiên, những ngày gần đây, người ta lại nhắc đến Mối t́nh không tên ở một khía cạnh khác, khi ca khúc trở thành lư do khiến Quốc Thiên bị công ty TTV khởi kiện.
TTV (quản lư ca sĩ Đ́nh Nguyễn) cho biết họ sở hữu độc quyền Mối t́nh không tên. Trước đó, để quảng bá, ca khúc từng được gửi cho nhiều ca sĩ cover miễn phí, trong đó có Quốc Thiên. Tuy nhiên, sau ngày 6/8/2024 - thời điểm TTV thông báo ngừng cấp phép cho tất cả nghệ sĩ, Quốc Thiên vẫn tiếp tục biểu diễn ca khúc tại các sự kiện.
Phía TTV cho biết đă nhiều lần nhắc nhở nhưng nam ca sĩ không hợp tác, buộc họ nộp đơn kiện, yêu cầu bồi thường. Hiện, Quốc Thiên vẫn chưa đưa ra phản hồi về sự việc.
Nhiều vụ tranh chấp bản quyền bài hát
Những năm gần đây, ồn ào đấu tố liên quan đến bản quyền âm nhạc giữa ca sĩ, nhạc sĩ và công ty quản lư không phải chuyện hiếm. Trước vụ việc giữa Quốc Thiên và TTV, đă có không ít tranh chấp tương tự xảy ra, thu hút sự quan tâm của truyền thông.
Hồi tháng 10/2024, Lâm Bảo Ngọc bị phía Vũ Cát Tường tố biểu diễn ca khúc If nhiều năm mà không xin phép, dù chỉ được đồng ư trong một cuộc thi âm nhạc. Phía Lâm Bảo Ngọc khẳng định đă đóng phí tác quyền qua VCPMC (Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam) và cam kết tuân thủ hợp đồng biểu diễn với các đơn vị tổ chức.
Tuy nhiên, phía Vũ Cát Tường phản bác rằng cô chỉ xin phép đúng 2 lần trong ṿng 5 năm, và đă nhiều lần biểu diễn tại pḥng trà, tụ điểm thương mại mà không có xác nhận cấp quyền. Sau khi đối chiếu, nhạc sĩ đă quyết định thu hồi toàn bộ ủy quyền tác quyền từ VCPMC, buộc các bên muốn sử dụng ca khúc phải liên hệ trực tiếp. Đây được xem là case đáng chú ư về minh bạch bản quyền trong giới nghệ sĩ.
Năm 2023, nhạc sĩ Đỗ Hiếu từng lên tiếng về việc một số ca khúc anh bán cho Noo Phước Thịnh như Măi măi bên nhau, Gạt đi nước mắt, Đừng nh́n lại.. đă hết thời hạn độc quyền 2 năm, nhưng nam ca sĩ vẫn tiếp tục sử dụng để biểu diễn, thu lợi nhuận. Nhạc sĩ yêu cầu phía Noo Phước Thịnh tôn trọng quyền tác giả, ngưng biểu diễn các sản phẩm liên quan.
Đáp lại, phía nam ca sĩ cho biết sau khi hết hạn độc quyền, anh đă thông qua VCPMC để xin phép biểu diễn hợp pháp. Nếu có truy thu bản quyền, nhạc sĩ cần làm việc trực tiếp với đơn vị này.
Dù không dẫn đến kiện tụng, sau tranh chấp, Noo Phước Thịnh không c̣n biểu diễn những bản hit gắn liền với tên tuổi ḿnh. Mối quan hệ giữa anh và Đỗ Hiếu - “cặp bài trùng” một thời của Vpop - cũng rạn nứt từ đó.
Năm 2022, Thủy Tiên cũng gây tranh căi khi biểu diễn Giấc mơ tuyết trắng - ca khúc được Nathan Lee tuyên bố đă mua độc quyền. Nam ca sĩ sau đó lên tiếng chỉ trích hành động này. Theo anh, không thể sử dụng một tác phẩm đă được mua độc quyền để biểu diễn thương mại.
Tương tự, trong cùng năm, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng vướng tranh căi bản quyền. Đan Trường, Tùng Dương và Lệ Quyên bị ACV Entertainment - đơn vị giữ bản quyền Ai chung t́nh được măi - tố sử dụng ca khúc này trái phép. Trước những tranh căi, cả ba đều lên tiếng xin lỗi và đưa ra lời giải thích về vụ việc, trong đó bao gồm cam kết không tiếp tục hát Ai chung t́nh được măi.
Chưa kể, vào năm 2020, Văn Mai Hương cũng gây chú ư khi cover Hoa nở không màu - bản hit lớn nhất sự nghiệp của Hoài Lâm. Ngay lập tức, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường - tác giả ca khúc - đă ám chỉ có ca sĩ hát không xin phép. Văn Mai Hương sau đó xin lỗi, giải thích đây chỉ là màn hát vui và không thu lợi từ video.
'Nhờ ca sĩ nổi tiếng cover vừa lợi vừa có mặt trái'
Quay lại câu chuyện của bài hát Mối t́nh không tên, nhạc sĩ Hoàng Luân chia sẻ với Tri Thức - Znews rằng thỏa thuận cụ thể giữa Quốc Thiên với TTV như thế nào, anh không nắm rơ nên không thể nói chính xác vấn đề này. Tuy nhiên, theo nhạc sĩ, việc xin phép khi cover, biểu diễn là chuyện dĩ nhiên ở thị trường âm nhạc.
“Với ca khúc đă được bán độc quyền cho ca sĩ, nếu ca sĩ khác muốn cover hay biểu diễn th́ phải xin phép đồng thời đóng phí cho ca sĩ gốc lẫn nhạc sĩ. Đó là điều hiển nhiên. Xét từ quan điểm cá nhân, khi hợp tác với ca sĩ nào đó để họ biểu diễn, cover th́ sau thời gian thỏa thuận, tôi sẽ gửi email nhắc nhở. Nếu phía ca sĩ đó muốn tiếp tục dùng bài hát th́ có thể liên hệ với tôi để có hướng giải quyết hợp lư cho cả 2 bên", anh nói.
Song, nhạc sĩ cũng nhận định việc nhờ các ca sĩ nổi tiếng cover vừa có lợi vừa có mặt trái. Lợi là ca khúc đó được lan tỏa, từ đó ca sĩ thể hiện ban đầu lẫn nhạc sĩ đều hưởng lợi. Nhưng trong trường hợp nó quá viral nhờ ca sĩ cover, biểu diễn sau, khán giả sẽ quên luôn bản gốc.
Về vụ kiện, TS Nguyễn Văn Thăng Long, Giảng viên Cao cấp ngành Truyền thông Chuyên nghiệp, Đại học RMIT phân tích: "Xét đơn thuần về mặt pháp lư, Quốc Thiên sai khi tiếp tục biểu diễn ca khúc mà ḿnh không c̣n quyền sử dụng. Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, tôi đoán có thể nhạc sĩ nhận được lời đề nghị hấp dẫn nên đă bán độc quyền ca khúc. Trong khi, Quốc Thiên cũng là người từng góp phần đưa bài hát đến gần khán giả.
Quốc Thiên có thể đă kư trước những hợp đồng biểu diễn ca khúc này ở các show khác nhau. Khi được yêu cầu dừng hát, anh sẽ rơi vào thế 'khó'. Có thể Quốc Thiên xem nhẹ chuyện bị nhắc nhở và cố gắng hoàn thành lịch diễn. Tuy nhiên, càng làm như vậy th́ lại càng dễ vi phạm".
Theo chuyên gia, nếu vụ việc thực sự ra ṭa, cục diện cũng chưa chắc nghiêng hoàn toàn về phía công ty TTV. Việc kiện tụng đ̣i bồi thường không đơn giản: bên nguyên phải chứng minh được thiệt hại cụ thể, quá tŕnh tố tụng có thể kéo dài một đến vài năm và chưa chắc thu được số tiền mong muốn. Khi ấy, cả hai bên đều phải chịu tổn thất, từ chi phí pháp lư đến ảnh hưởng danh tiếng.

Ca sĩ Đ́nh Nguyễn (ảnh trái) và Quốc Thiên xảy ra tranh chấp quanh ca khúc Mối t́nh không tên.
V́ vậy, giải pháp ngoài phạm vi ṭa án vẫn được xem là khả thi hơn cả. Khi khủng hoảng xảy ra, điều quan trọng nhất là hạn chế thiệt hại. Các bên thường vẫn nên ngồi lại để thương lượng về chi phí bồi thường.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất sau vụ việc này là nó có thể trở thành "bước ngoặt" cho thị trường âm nhạc Việt Nam.
Theo TS, trong trường hợp của Quốc Thiên, có lẽ anh chưa lường hết những rủi ro khi nhận ca khúc miễn phí. Khi thị trường âm nhạc ngày càng chuyên nghiệp hóa, không ai có thể lường trước được một ca khúc sẽ đi xa đến đâu. Đó cũng là lư do nghệ sĩ cần một ê-kíp quản lư chuyên nghiệp, để mọi thỏa thuận đều được thể hiện rơ ràng bằng văn bản.
"Qua đây, nghệ sĩ và đơn vị sản xuất buộc phải quan tâm hơn đến việc chuẩn hóa pháp lư cho các sản phẩm âm nhạc. Thị trường v́ thế cũng sẽ vận hành chuyên nghiệp hơn", chuyên gia kết luận.
VietBF@ sưu tập