Thị lực mờ, khó phân biệt màu sắc có thể do bệnh tiểu đường, nhức đầu hoặc đau, đỏ mắt có thể do huyết áp cao, hay mắt nhợt nhạt, hơi ngả vàng có thể báo hiệu thiếu máu...
Đôi mắt là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Không chỉ giúp chúng ta nh́n thấy thế giới bên ngoài, chúng c̣n phản ánh t́nh trạng sức khỏe tổng thể.
Những thay đổi ở mắt không phải lúc nào cũng liên quan đến thị lực, chúng cũng có thể cho thấy các thiếu hụt dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh, thậm chí là các vấn đề về năo bộ. Bằng cách chú ư đến những thay đổi lớn ở mắt, ta có thể phát hiện sớm một số t́nh trạng bệnh lư và kịp thời điều trị.
Dưới đây là 5 bệnh lư mà đôi mắt có thể tiết lộ:
1. Bệnh tiểu đường và bệnh vơng mạc do tiểu đường
Tiểu đường (khi cơ thể không sản xuất đủ insulin) có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở vơng mạc – lớp mô nhạy sáng ở phía sau mắt. T́nh trạng này gọi là bệnh vơng mạc tiểu đường. Nó có thể gây mờ mắt, xuất hiện các đốm đen và thậm chí là mù ḷa nếu không được điều trị lâu dài.
Dấu hiệu nhận biết: Thị lực mờ hoặc thay đổi thất thường; có các đốm tối hoặc khoảng trống trong tầm nh́n; khó phân biệt màu sắc rơ ràng.
Cách kiểm tra
Nếu bạn bị tiểu đường, cần kiểm tra mắt định kỳ. Bác sĩ nhăn khoa sẽ dùng dụng cụ đặc biệt gọi là kính soi đáy mắt (ophthalmoscope) để kiểm tra bên trong mắt. Họ cũng có thể chụp ảnh vơng mạc bằng công nghệ chụp cắt lớp quang học (OCT) hoặc chụp ảnh vơng mạc để phát hiện sớm tổn thương.
2. Huyết áp cao
Huyết áp cao, hay c̣n gọi là tăng huyết áp, có thể gây ra những thay đổi ở mạch máu trong mắt, gọi là bệnh vơng mạc do tăng huyết áp. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực và là dấu hiệu cảnh báo tổn thương ở các cơ quan khác như tim và thận.
Dấu hiệu nhận biết: Mờ mắt; nhức đầu hoặc đau mắt; mắt đỏ hoặc sưng.
Cách kiểm tra:
Trong quá tŕnh khám mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra t́nh trạng các mạch máu vơng mạc. Việc thu hẹp, chảy máu hoặc sưng tấy các mạch này có thể là dấu hiệu của huyết áp cao. Đôi khi, các dấu hiệu này xuất hiện trước khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào khác, nên việc khám mắt định kỳ là rất cần thiết.
3. Bệnh tăng nhăn áp
Tăng nhăn áp là một nhóm các bệnh về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác, thường là do áp lực trong mắt cao. Bệnh có thể gây mất thị lực ngoại vi (thị lực bên) dần dần và dẫn đến mù ḷa nếu không điều trị. Dù không thể phục hồi tổn thương, bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết: Mất thị lực bên (ngoại vi); nh́n thấy quầng sáng quanh đèn, đau hoặc đỏ mắt (ở một số dạng bệnh).
Cách kiểm tra:
Bác sĩ đo áp suất bên trong mắt bằng phương pháp gọi là đo nhăn áp (tonometry). Họ cũng kiểm tra dây thần kinh thị giác bằng camera hoặc kính hiển vi chuyên dụng. Các bài kiểm tra thị trường (visual field) giúp phát hiện mất thị lực bên sớm. Điều này rất quan trọng do tăng nhăn áp thường không có triệu chứng cho đến khi đă tiến triển nặng.
4. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD)
Thoái hóa điểm vàng là t́nh trạng ảnh hưởng đến điểm vàng - phần trung tâm của vơng mạc, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực sắc nét. Bệnh gây mất thị lực trung tâm, khiến việc đọc, nhận diện khuôn mặt hay nh́n chi tiết trở nên khó khăn. Bệnh thường gặp ở người trên 45 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết: Đường thẳng nh́n thành cong hoặc méo mó, mờ hoặc có đốm đen ở trung tâm tầm nh́n; khó nh́n rơ các chi tiết nhỏ.
Cách kiểm tra:
Bác sĩ nhăn khoa có thể phát hiện AMD qua khám vơng mạc và các bài kiểm tra như lưới Amsler – một bảng với các đường kẻ tạo lưới. Nếu các đường này trông méo hoặc bị mất, có thể bạn đang bị AMD. Ngoài ra, h́nh ảnh chi tiết bằng công nghệ OCT giúp theo dơi tiến triển bệnh.
5. Thiếu máu và các rối loạn huyết học khác
Đôi mắt cũng có thể phản ánh t́nh trạng thiếu máu. Một số rối loạn về máu như thiếu máu có thể được phát hiện thông qua những thay đổi ở mắt. Mí mắt trong nhợt nhạt hoặc các mạch máu bất thường trong vơng mạc có thể là dấu hiệu của việc thiếu hồng cầu hoặc các vấn đề khác liên quan đến máu.
Dấu hiệu nhận biết: Mắt nhợt nhạt hoặc hơi ngả vàng, mắt đỏ hoặc bị viêm, thay đổi bất thường ở mạch máu trong mắt khi khám mắt.
Cách kiểm tra:
Bác sĩ nhăn khoa có thể phát hiện dấu hiệu thiếu máu hoặc rối loạn máu khác thông qua một cuộc khám mắt kỹ lưỡng. Họ có thể nhận thấy kết mạc nhợt nhạt (lớp màng phía trong mí mắt) hoặc xuất huyết vơng mạc (các đốm chảy máu nhỏ) – những dấu hiệu nghi ngờ có rối loạn về máu. Sau đó, các xét nghiệm máu sẽ giúp xác nhận chẩn đoán.