Người mắc hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ, lo âu, trầm cảm ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm vẫn có thể mệt mỏi vào ban ngày.
Cảm giác mệt mỏi sau một đêm thức trắng là điều b́nh thường. Tuy nhiên, những người vẫn ngủ đủ giấc song luôn buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày có thể do mắc bệnh lư. Mệt mỏi hoặc buồn ngủ quá mức trong ngày ảnh hưởng đến suy nghĩ, khả năng tập trung, giảm hiệu suất công việc, làm tăng nguy cơ chấn thương cùng các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số vấn đề thần kinh có thể gây mệt mỏi mạn tính.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể gây mệt mỏi ban ngày, kiệt sức. Bởi khi giấc ngủ bị tŕ hoăn hoặc gián đoạn, thói quen ngủ bị mất cân bằng, khiến năo không được nghỉ ngơi hoàn toàn và cơ thể không được phục hồi. Người ngủ đủ 7 tiếng nhưng cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy có thể do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Một số rối loạn giấc ngủ phổ biến gây mệt mỏi gồm:
Rối loạn nhịp sinh học: Các vấn đề về chu kỳ ngủ - thức bên trong cơ thể khiến khó ngủ vào ban đêm và kém tỉnh táo vào ban ngày.
Mất ngủ: Người bệnh khó hoặc không thể ch́m vào giấc ngủ, khả năng duy tŕ giấc ngủ kém, dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Hội chứng chân không yên: Chân có cảm giác ngứa ran hoặc châm chích vào ban đêm, phải hoạt động liên tục dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.
Ngủ mơ, mộng du, rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ, bệnh ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ cũng là yếu tố làm tăng cảm giác mệt mỏi ban ngày. Các yếu tố về lối sống như ít vận động, sử dụng caffeine và thói quen ngủ kém thường gây thiếu ngủ.
Căng thẳng
Căng thẳng công việc, học tập hoặc cuộc sống có thể khiến một người khó duy tŕ giấc ngủ. Căng thẳng làm tăng hormone cortisol, dẫn đến tỉnh táo không cần thiết để hỗ trợ phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy", từ đó tác động đến giấc ngủ, tăng cảm giác mệt mỏi.
T́nh trạng sức khỏe tâm thần
Các t́nh trạng sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm cũng có thể khiến bạn khó có được chất lượng giấc ngủ tốt. Mệt mỏi, năng lượng thấp là triệu chứng của chứng trầm cảm. Người bệnh thường cảm thấy lo lắng bất thường, nhịp tim nhanh, hụt hơi, đau nhức không rơ nguyên nhân. Một số loại thuốc điều trị bệnh dễ dẫn đến tác dụng phụ như buồn ngủ vào ban ngày, làm thay đổi năng lượng và chức năng năo, gây mệt mỏi.
Để ngủ ngon, mọi người nên nghỉ ngơi hợp lư, tránh uống quá nhiều caffeine trong ngày và không uống caffeine vào buổi chiều. Chia nhỏ bữa ăn thay v́ ăn một bữa quá no, không hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh như đi ngủ cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy cùng một thời điểm mỗi sáng cũng đem đến nhiều lợi ích.
Không sử dụng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh kích thích năo như máy tính, điện thoại trước khi ngủ. Thực hành bài tập thiền, bài tập thở hoặc yoga giúp thư giăn, giảm căng thẳng. Pḥng ngủ nên vừa đủ sáng, yên tĩnh, mát mẻ.
|