Tàu vũ trụ Ấn Độ chỉ mới chạm xuống Mặt trăng cách đây một tháng, nhưng nó đă có một số đóng góp lớn cho khoa học.
Sau khi sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ thành công mỹ măn, các nhà khoa học nước này đang tiếp tục phân tích bộ dữ liệu mà tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan gửi về Trái đất sau 1 ngày Trăng (bằng 14 ngày Trái đất) làm việc miệt mài tại đây.
Chandrayaan-3 đă, đang cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu mới có giá trị và thêm nguồn cảm hứng để khám phá Mặt trăng. Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) liên tục chia sẻ những kết quả ban đầu này với thế giới.
Một trong số đó là thành tựu đáng kể của tàu thám hiểm Pragyan trong việc phát hiện các nguyên tố như sắt, titan, nhôm, canxi, và đặc biệt là lưu huỳnh (cùng nồng độ khác biệt của nó) trong đất Mặt trăng.

Bộ đôi tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan của sứ mệnh Chandrayaan-3. Nguồn: ISRO
Trước đây, các nhà khoa học hành tinh đă biết rằng lưu huỳnh tồn tại trong đá và đất của Mặt trăng, nhưng chỉ ở nồng độ rất thấp. Những phép đo mới của tàu Ấn Độ cho thấy có thể có nồng độ lưu huỳnh trong đất Mặt trăng cao hơn dự đoán.
Tàu Pragyan có hai thiết bị phân tích thành phần nguyên tố của đất - gồm Máy quang phổ tia X hạt alpha (APXS) và Máy quang phổ phân huỷ bằng laser (LIBS).
Cả hai dụng cụ này đều dùng để đo nồng độ lưu huỳnh trong đất gần Điểm Shiv Shakti - khu vực hạ cánh của tàu đổ bộ Vikram thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3.
Lưu huỳnh trong đất gần các cực của Mặt trăng có thể giúp các phi hành gia sống sót ngoài Trái đất trong tương lai. Đó là lư do các nhà thiên văn học xem phát hiện này của tàu Ấn Độ là minh chứng điển h́nh cho khám phá Mặt trăng thời đại mới.
Lưu huỳnh trong đất của Mặt trăng
Các nhà khoa học cho biết, có hai loại đá chính trên bề mặt Mặt trăng – đá núi lửa tối màu và đá cao nguyên sáng màu. Sự chênh lệch độ sáng giữa hai loại đá này tạo nên h́nh ảnh "khuôn mặt người trên Trăng" quen thuộc khi chúng ta nh́n bằng mắt thường.
Khi các nhà khoa học đo thành phần đất và đá Mặt trăng trong pḥng thí nghiệm trên Trái đất, họ đă phát hiện ra rằng vật liệu từ vùng đồng bằng núi lửa tối có xu hướng chứa nhiều lưu huỳnh hơn vật liệu ở vùng cao nguyên sáng hơn.
Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho biết: Lưu huỳnh chủ yếu đến từ hoạt động núi lửa. Loại đá sâu dưới bề mặt Mặt trăng chứa lưu huỳnh và khi những tảng đá này tan chảy, lưu huỳnh sẽ trở thành một phần của magma.
Khi đá tan chảy gần bề mặt, phần lớn lưu huỳnh trong magma trở thành khí thoát ra cùng với hơi nước và carbon dioxide (CO2).
Một phần lưu huỳnh tồn tại trong magma và được giữ lại trong đá sau khi nguội. Quá tŕnh này giải thích tại sao lưu huỳnh chủ yếu liên quan đến đá núi lửa tối màu trên Mặt trăng.
Các phép đo lưu huỳnh tại chỗ trong đất Mặt trăng từ tàu thám hiểm Pragyan của Chandrayaan-3 đánh dấu là lần đầu tiên thực hiện trên Mặt trăng. Và dữ liệu ban đầu cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.
Dữ liệu chưa hiệu chuẩn được thu thập bởi công cụ LIBS của Pragyan cho thấy rằng đất vùng cao nguyên trên Mặt trăng (gần các cực) có thể có nồng độ lưu huỳnh cao hơn đất vùng cao nguyên từ xích đạo, và thậm chí có thể cao hơn cả đất núi lửa tối màu.
Các nhà khoa học lưu ư, để biết chính xác nồng độ lưu huỳnh trong đất Mặt trăng vẫn phải thông qua một quá tŕnh có tên là hiệu chuẩn dữ liệu từ ISRO.
Nhưng những kết quả ban đầu này mang lại cho các nhà khoa học chuyên nghiên cứu Mặt trăng những hiểu biết mới về cách nó hoạt động như một hệ thống địa chất.
Sự h́nh thành lưu huỳnh trong khí quyển
Việc đo nồng độ lưu huỳnh được các nhà khoa học quan tâm v́ ít nhất 2 lư do.
Đầu tiên, những phát hiện này chỉ ra rằng đất vùng cao nguyên ở các cực Mặt trăng có thể có thành phần cơ bản khác nhau so với đất vùng cao nguyên ở vùng xích đạo Mặt trăng.
VietBF@sưu tập