Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động ở người trẻ góp phần gia tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao.
Cảm giác căng thẳng có thể gây rối loạn chuyển hóa chất béo. Ảnh: Freepik.
Mỡ máu cao, hay c̣n gọi là rối loạn lipid máu, là t́nh trạng nồng độ các chất béo trong máu vượt quá mức b́nh thường. Khi lượng lipid trong máu tăng cao, chúng có thể tích tụ trong thành mạch, h́nh thành mảng bám, gây hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài yếu tố di truyền, lối sống thiếu lành mạnh và chế độ ăn uống mất cân bằng, đặc biệt ở giới trẻ, đang góp phần làm gia tăng số ca mắc bệnh.
Căng thẳng, thiếu ngủ
Căng thẳng và thiếu ngủ có thể góp phần làm tăng cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo WebMD.
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt do hormone cortisol - loại hormone tiết ra nhiều khi căng thẳng, gây rối loạn chuyển hóa chất béo. Đồng thời, căng thẳng kích hoạt phản ứng viêm, làm suy giảm cholesterol tốt, ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ cholesterol xấu khỏi cơ thể.
Thiếu ngủ cũng có mối liên hệ với t́nh trạng tăng cholesterol. Một nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ cao bị tăng cân, mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch hơn so với những người ngủ đủ 7-8 giờ. Ngoài ra, thiếu ngủ c̣n có thể làm tăng cholesterol trong máu và thúc đẩy sự tích tụ cholesterol trong gan, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
Ít vận động
Các nghiên cứu cho thấy lối sống ít vận động đang trở nên phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là dân văn pḥng, góp phần làm gia tăng tỷ lệ người trẻ mắc bệnh mỡ máu dù không thừa cân.
Theo Healthline, lối sống ít vận động có thể dẫn đến t́nh trạng mỡ máu cao, hay rối loạn lipid máu. Khi cơ thể không được vận động thường xuyên, mức cholesterol xấu có xu hướng tăng lên, trong khi cholesterol tốt lại giảm.
Sự mất cân bằng này khiến chất béo dễ tích tụ trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thiếu hoạt động thể chất cũng làm giảm hiệu quả chuyển hóa chất béo, khiến cơ thể khó loại bỏ mỡ thừa, đặc biệt là triglyceride - một dạng chất béo có liên quan đến bệnh mỡ máu.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nicotine trong thuốc lá kích thích cơ thể sản sinh adrenaline, khiến tim đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp. Điều này không chỉ gây căng thẳng cho hệ tim mạch mà c̣n thúc đẩy quá tŕnh viêm nhiễm trong mạch máu.
Lâu dần, sự viêm nhiễm này tạo điều kiện cho mảng bám h́nh thành và tích tụ trong động mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng có thể làm tăng mỡ máu do ảnh hưởng đến quá tŕnh chuyển hóa lipid. Khi uống rượu, gan ưu tiên chuyển hóa ethanol thay v́ xử lư chất béo, dẫn đến tích tụ triglyceride trong máu và gan, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Ăn uống kém lành mạnh
Chất béo băo ḥa và chất béo chuyển hóa có nhiều trong đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, có thể khiến gan sản xuất dư thừa cholesterol, trong khi khả năng loại bỏ cholesterol xấu dư thừa của cơ thể bị suy giảm. Kết quả là mỡ trong máu tăng cao, làm suy giảm chức năng gan và tác động tiêu cực đến hệ tim mạch.
Ăn quá nhiều đường và tinh bột tinh chế như bánh kẹo, nước ngọt, cơm trắng, bánh ḿ trắng, cũng có thể làm tăng mức triglyceride trong máu. Khi lượng đường dư thừa không được cơ thể sử dụng hết, gan sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo, dẫn đến rối loạn lipid máu.
Ngoài ra, chế độ ăn thiếu rau xanh, trái cây và chất xơ làm giảm khả năng đào thải cholesterol dư thừa, khiến mỡ máu tăng cao hơn. Kết hợp với thói quen ít vận động, những yếu tố này càng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.