Dữ liệu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố cho thấy khoảng 45% khối u ung thư có liên quan đến lối sống. Các thói quen này rất thường thấy trong nhiều gia đ́nh.
Thay đổi các lối sống không lành mạnh có thể đóng vai tṛ lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tật và ung thư. Nếu bạn có những thói quen xấu này, bạn phải loại bỏ chúng càng sớm càng tốt:
1. Không bật máy hút mùi
Khói bếp sinh ra khi nấu ăn chứa một lượng lớn các chất độc hại, bao gồm hydrocarbon thơm đa ṿng, benzopyrene và các chất gây ung thư khác. Hít phải các chất này trong thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư phổi và các bệnh hô hấp măn tính khác như hen suyễn, viêm phổi,... với các triệu chứng bệnh như ho, nhức đầu, tức ngực, đờm ở họng, đau đầu, chảy nước mũi,...
2. Giữ lại thức ăn thừa quá lâu
Thức ăn sau khi ăn xong c̣n thừa thường được giữ lại và hâm nóng để ăn vào những ngày sau đó. Thực tế đây là thói quen rất không lành mạnh. Đặc biệt là với các món ăn như hải sản khi để qua đêm sẽ sinh ra một lượng lớn chất hóa học gọi là nitrit. Sau khi vào cơ thể, nó sẽ kết hợp với protein tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một nhóm chất gây ung thư rơ ràng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,...
Hơn nữa, thức ăn để qua đêm hoặc bảo quản quá lâu ở nhiệt độ pḥng dễ sinh sôi vi khuẩn, mất chất dinh dưỡng và dễ gây ngộ độc thực phẩm sau khi ăn.
3. Tiết kiệm ăn trái cây bị hỏng
Khi một loại trái cây bị thối, nhiều gia đ́nh tiết kiệm lựa chọn cắt bỏ phần thối và tiếp tục ăn nó; điều tương tự cũng xảy ra đối với một số thực phẩm bị mốc. Tuy nhiên, thực phẩm bị mốc hay thối hỏng có thể chứa aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh loại I làm tăng nguy cơ ung thư trong cơ thể cũng như rủi ro ngộ độc gan cấp tính, ngay cả khi tiêu thụ với một lượng nhỏ.
Ngoài ra, trái cây thối cũng có thể chứa các vi sinh vật như Alternaria alternata và Penicillium expansum, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa và phù thận sau khi tiêu thụ, thậm chí tệ hơn là gây ung thư gan.
4. Dùng miếng rửa bát đă quá cũ
Dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc công bố cho thấy số lượng vi khuẩn trên mỗi cm2 miếng rửa chén bát tại các hộ gia đ́nh ở Bắc Kinh dao động từ 150 đến 1,776 tỷ, và ở Thượng Hải dao động từ 6,25 đến 875 triệu. Bệ ngồi bồn cầu, thường được coi là khu vực bẩn nhất, cũng chỉ sản sinh ra 30 triệu vi khuẩn.
4 thói quen trong nhà bếp tưởng tiết kiệm tiền nhưng lại
Số liệu khác cũng chỉ ra rằng, rằng miếng bọt biển và giẻ rửa bát thường dùng để rửa bát đĩa có thể chứa tới 19 loại vi khuẩn gây bệnh như liên cầu khuẩn trắng, khuẩn salmonella và vi khuẩn Escherichia coli gây ngộ độc nghiêm trọng.
Do vậy không nên tiết kiệm mà nên thay mới miếng rửa bát thường xuyên, ít nhất 3 tháng một lần, nếu dùng miếng bọt biển/mút rửa bát th́ nên thay khoảng 1 tuần một lần.
VietBF@ Sưu tập