Dấu hiệu, cách điều trị và biến chứng nguy hiểm về bệnh cảm lạnh ở trẻ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Dấu hiệu, cách điều trị và biến chứng nguy hiểm về bệnh cảm lạnh ở trẻ
Trẻ có thể bị cảm lạnh vào bất cứ mùa nào trong năm - đây là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra, dễ bị nhầm lẫn với cúm mùa, ho gà, RSV, viêm phế quản,... Cảm lạnh ở trẻ có thể không cần điều trị nhưng có một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị cảm lạnh cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Cảm lạnh thông thường ở trẻ là bệnh ǵ?

Cảm lạnh ở trẻ là một nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra, là một bệnh đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ em, từ trẻ sơ sinh tới trẻ nhỏ. Theo thống kê, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần một năm trước khi được 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị cảm lạnh khoảng 9 lần một năm, trong khi trẻ mẫu giáo có thể bị cảm lạnh tới 12 lần một năm.

Trẻ bị cảm lạnh chủ yếu vào các tháng mùa lạnh hay khi thời tiết thay đổi thất thường. Dưới đây là những thông tin mà cha mẹ cần nắm rơ về bệnh cảm lạnh ở trẻ, bao gồm dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh, đường lây cảm lạnh, cần làm ǵ khi trẻ bị cảm lạnh cũng như các biến chứng và dấu hiệu nguy hiểm cho thấy trẻ cần được tới cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt.

1. Triệu chứng trẻ bị cảm lạnh là ǵ?

Sau thời gian ủ bệnh từ 24 đến 72 giờ, khi virus cảm lạnh xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sẽ dẫn tới màng lót mũi và cổ họng của trẻ bị viêm sưng nên triệu chứng trẻ bị cảm lạnh thường bao gồm ho, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Ban đầu nước mũi chảy ra có màu trắng trong, loăng nhưng về sau nước mũi đặc dần và có thể có màu vàng hoặc màu xanh. Cảm lạnh ở trẻ cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như:

- Đau họng, ngứa cổ họng. Ở trẻ sơ sinh có thể chảy dăi nhiều hơn, sưng hạch bạch huyết.

- Đau đầu, đau mỏi cơ thể mức độ nhẹ.

- Hắt hơi.

- Sốt, thường là sốt nhẹ, không sốt liên tục.

- Đau tai.

- Mất vị giác, khứu giác.

- Mệt mỏi và cáu kỉnh.

- Khó ngủ.

- Chán ăn, bỏ ăn, giảm cảm giác thèm ăn.

Những triệu chứng này thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại, ngoại trừ trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị suy giảm miễn dịch, cảm lạnh ở trẻ khỏe mạnh không nguy hiểm. Trẻ bị cảm lạnh thường tự khỏi sau 4 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Trẻ bị ho do cảm lạnh có thể kéo dài lâu hơn một chút và có thể gây khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng tới sinh hoạt nhưng sẽ không gây tổn thương phổi hay đường hô hấp dưới nói chung. Nh́n chung, triệu chứng chảy nước mũi và ho khan khi bị cảm lạnh sẽ thuyên giảm dần trong 10 - 14 ngày.


Trẻ bị cảm lạnh thường tự khỏi sau 4 đến 10 ngày mà không cần điều trị (Ảnh: ST)

2. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ

Theo WebMD, có tới hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh ở trẻ và người trưởng thành, nhưng thủ phạm phổ biến nhất khiến trẻ bị cảm lạnh là rhinovirus.

Rhinovirus thuộc họ Picorna virus, là nguyên nhân gây ra 10 - 40% các ca bị cảm lạnh, thường hoạt động mạnh nhất vào mùa xuân, mùa hè và giai đoạn đầu mùa thu. Rhinovirus có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là nhóm trẻ em. May mắn rằng bệnh do rhinovirus gây ra thường hiếm khi trở nặng.

Cảm lạnh lây qua đường nào? Virus gây cảm lạnh có thể lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn chứa lượng nhỏ virus trong không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Ngoài ra, các bề mặt cũng có thể chứa virus gây cảm lạnh, nếu trẻ vô t́nh chạm vào và đưa tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng đều có thể khiến virus xâm nhập gây bệnh.

Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao hơn? Nguy cơ cảm lạnh cao hơn ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện; trẻ mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch; trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại, khói thuốc lá; trẻ không được bảo vệ và chăm sóc đường hô hấp đúng cách; trẻ bị dị ứng theo mùa; trẻ ở độ tuổi đi học hoặc trẻ thường xuyên di chuyển tới những khu vực đông người.

3. Cần làm ǵ khi trẻ bị cảm lạnh?

Bệnh cảm lạnh có nguyên nhân là do virus, vậy nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng để giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Khi trẻ bị cảm lạnh, điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn cũng như hệ miễn dịch có thời gian chống lại nhiễm trùng.

- Cho trẻ uống nhiều nước, chẳng hạn như dung dịch điện giải, nước trái cây, nước súp, nước cháo loăng; đối với trẻ sơ sinh hăy tăng cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng lên. Điều này giúp ngăn ngừa t́nh trạng mất nước do cảm lạnh ở trẻ.

- Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn.

- Thử dùng dụng cụ xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lư giúp vệ sinh mũi họng, giảm nghẹt mũi.

- Giữ trẻ tránh xa khỏi môi trường ô nhiễm hoặc các nguồn khói thuốc lá, nếu tiếp xúc trong thời gian bị cảm lạnh sẽ khiến t́nh trạng kích ứng ở mũi và họng trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, thời gian phục hồi do cảm lạnh ở trẻ cũng kéo dài hơn.

- Sử dụng thuốc không kê đơn cho các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Lưu ư, tuyệt đối không sử dụng nhiều hơn liều lượng được khuyến nghị trên nhăn thuốc để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc ho, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine.

- Nếu trẻ bị sốt, cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen (nếu đă loại trừ nguyên nhân không phải do sốt xuất huyết) để hạ sốt và giảm đau mỏi người. Không cho trẻ dưới 19 tuổi sử dụng aspirin v́ thuốc có liên quan tới hội chứng Reye nghiêm trọng; trẻ dưới 6 tháng tuổi không dùng ibuprofen. Đồng thời giữ trẻ ở nhà cho tới khi trẻ cắt sốt hoàn toàn, nghĩa là không cần sử dụng thuốc hạ sốt liên tục trong ít nhất 24 giờ.

- Bù ẩm cho không khí bằng máy bù ẩm, máy phun sương giúp làm dịu niêm mạc mũi, họng gây ho, ngứa họng khi trẻ bị cảm lạnh.

- Chú ư giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.

Trẻ bị cảm lạnh nên ăn ǵ? Tránh ăn ǵ?

Nh́n chung, khi trẻ bị cảm lạnh th́ chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo dễ tiêu hóa, dễ nuốt nhưng vẫn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột đường, chất béo, chất xơ, protein để cơ thể trẻ có đủ năng lượng, hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng do virus cảm lạnh gây ra hiệu quả hơn.

Trẻ bị cảm lạnh nên uống sữa, ăn súp gà, cháo gà, các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C và chất chống oxy hóa như ổi, quả mọng, việt quất, bông cải xanh, rau cải xoăn, cả rốt, khoai lang, sữa chua,... Đồng thời trẻ cũng cần tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, các món ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng tới t́nh trạng bệnh.

Nếu trẻ chán ăn, hăy thử chia nhỏ các bữa ra để giúp trẻ ăn nhiều hơn, không nên ép trẻ ăn.

4. Trẻ bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Như đă nói ở trên, mặc dù cảm lạnh ở trẻ thường tự khỏi và không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng trẻ vẫn có thể gặp phải một số biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách chẳng hạn như: Viêm tai giữa, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng họng.

Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn để nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp y tế phù hợp. Các dấu hiệu cảnh báo khi trẻ bị cảm lạnh cần khám sớm bao gồm:

- Sốt cao kéo dài trên 2 ngày, sốt cao không đáp ứng thuốc, sốt cao và co giật, sốt trên 38 độ C với trẻ dưới 2 tháng tuổi.

- Trẻ bị khó thở, tức ngực, thở nhanh, thở kḥ khè, thở rít, thở rút lơm lồng ngực.

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

- Trẻ có các dấu hiệu mất nước, không bù nước được bằng đường uống như mắt trũng sâu, trũng thóp, khô da khô miệng, buồn ngủ hoặc đi tiểu ít hơn b́nh thường.

- Môi hoặc da có màu xanh lá, tím tái.

- Xuất hiện bất kỳ một phát ban mới nào.

- Trẻ bỏ ăn, bỏ uống, quấy khóc và cáu kỉnh, không cho chạm vào người.

- Đau tai, chảy dịch có thể có mùi hôi ở tai.

- Đau họng quá mức không thể nuốt b́nh thường.

- Ho dai dẳng, ho có đờm lẫn máu hồng hoặc màu rỉ sét; đặc biệt nếu ho kéo dài trên 3 tuần, ho nặng hơn vào ban đêm hoặc ho khi vận động tăng lên.

- Trẻ bị nôn mửa liên tục.

- Ngủ li b́, khó đánh thức.

Hoặc nếu các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ kéo dài, không có xu hướng giảm nhẹ th́ cha mẹ cũng cần cho trẻ khám bác sĩ sớm.

5. Pḥng ngừa cảm lạnh ở trẻ

Để pḥng ngừa trẻ bị cảm lạnh, cần chú ư đảm bảo các nguyên tắc như:

- Tiêm pḥng đầy đủ theo phác đồ tiêm chủng của Bộ Y tế, các vaccine ngừa cúm, phế cầu,... là rất quan trọng.

- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà pḥng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Dạy trẻ sử dụng khăn giấy hoặc cánh tay để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Tránh tiếp xúc gần: Giữ khoảng cách với người khác, đặc biệt là những người đang bị cảm lạnh.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Duy tŕ chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.

- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo trẻ có thời gian ngủ đủ và chất lượng.

- Quần áo phù hợp: Mặc quần áo ấm áp phù hợp với thời tiết, đặc biệt khi ra ngoài.

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc sạch sẽ.

Tóm lại, cảm lạnh ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với dị ứng theo mùa, bệnh cúm mùa, viêm phế quản, viêm phổi,... Cha mẹ cần quan sát các bất thường tại đường hô hấp của trẻ để nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi cần thiết, tránh các biến chứng của cảm lạnh ở trẻ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hầu hết các bệnh cảm lạnh thông thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 13936


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 36,151
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	3ec4b878ab3642681b27.jpg
Views:	0
Size:	36.5 KB
ID:	2501818
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,739 Times in 1,577 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 11 Post(s)
Rep Power: 47 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05714 seconds with 14 queries