Từ Hong Kong đến The Hague, hành tŕnh truy đuổi kịch tính đưa Rodrigo Duterte, cựu Tổng thống Philippines, đối mặt công lư quốc tế v́ chiến dịch chống ma túy đẫm máu.

Cựu Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines đă lần đầu tiên xuất hiện, qua liên kết video, tại Ṭa án H́nh sự Quốc tế ở The Hague. Ảnh: Reuters.
Rodrigo Duterte - người từng lănh đạo cuộc chiến chống ma túy đẫm máu tại Philippines - giờ đây đang bị giam tại The Hague, đối mặt với cáo buộc tội ác chống lại loài người từ Ṭa án H́nh sự Quốc tế (ICC).
Vụ bắt giữ ông là kết quả của một chiến dịch truy đuổi đầy căng thẳng, từ Hong Kong đến Manila, rồi đến Hà Lan, với những diễn biến bất ngờ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quốc tế và Philippines.
Bước ngoặt ở Hong Kong và cái bẫy tại Manila
Ngày 7/3/2025, ông Duterte đến Hong Kong để tham dự một cuộc mít tinh được công bố từ nhiều tuần trước. Chuyến đi diễn ra giữa lúc tin đồn lan rộng rằng ICC sắp ban hành lệnh bắt giữ ông, liên quan đến chiến dịch chống ma túy khi ông làm Thị trưởng Davao và Tổng thống từ 2016-2022.
Hong Kong (không tham gia ICC) trở thành điểm đến khiến nhiều người nghi ngờ ông đang t́m cách tránh truy tố.
Ngay trong ngày Duterte đặt chân đến, ICC ban hành lệnh bắt giữ. Tin tức nhanh chóng đến tai ông và nhóm thân cận, gồm bạn đời Honeylet Avanceña và con gái Sara Duterte, Phó tổng thống Philippines.
Theo hai quan chức Philippines và cựu Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes, nội bộ gia đ́nh ông tranh luận gay gắt về việc ở lại hay trở về. Luật sư Salvador Panelo bác bỏ thông tin ông Duterte có ư định xin tị nạn, khẳng định: “Duterte chẳng c̣n bận tâm đến chuyện ǵ sẽ xảy ra với ḿnh”.
Tại cuộc mít tinh ở Hong Kong hôm 9/3, Duterte tuyên bố trước đám đông rằng ông sẵn sàng chấp nhận nếu ICC bắt giữ. Các đồng minh của ông thông báo ông sẽ trở về Manila vào chiều 11/3, lúc 16h30. Nhưng đó chỉ là bước đầu trong một kế hoạch đánh lạc hướng.
Để che giấu lịch tŕnh thực sự, nhóm của Duterte đặt tới 5 chuyến bay về Manila trong cùng ngày. Một chuyên cơ riêng được cho là đă sẵn sàng đưa ông về Davao - thành tŕ chính trị của gia đ́nh ông - theo Thiếu tướng Cảnh sát Nicolas Torre III.
Tuy nhiên, kế hoạch này sớm bị phá vỡ. Thay v́ đáp chuyến bay chiều như công bố, Duterte hạ cánh xuống sân bay Manila lúc 9h30 sáng trên chuyến Cathay Pacific số hiệu 907.
Ngay khi bước xuống máy bay, ông bị lực lượng chức năng tạm giữ. Trong ṿng chưa đầy 24 giờ, Duterte bị áp giải đến The Hague.
Kế hoạch 80 trang
Sự kiện này không xảy ra ngẫu nhiên. Dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., người kế nhiệm Duterte vào năm 2022, chính phủ Philippines đă âm thầm chuẩn bị cho kịch bản bắt giữ cựu Tổng thống.
Marcos ban đầu từ chối hợp tác với ICC, viện dẫn việc Duterte rút Philippines khỏi ṭa án này năm 2019. Nhưng mối quan hệ rạn nứt với Sara Duterte và áp lực từ dư luận đă khiến ông thay đổi lập trường.
Năm 2024, Quốc hội Philippines mở cuộc điều tra về chiến dịch chống ma túy của Duterte. Dù vậy, cựu tổng thống vẫn nằm ngoài ṿng pháp luật - cho đến khi ICC ra tay.
Theo tài liệu mà New York Times tiếp cận, cảnh sát Philippines đă soạn thảo kế hoạch “Chiến dịch Truy đuổi” dài 80 trang, vạch ra các phương án bắt giữ Duterte tại Manila hoặc Davao. Kế hoạch bao gồm bản đồ chi tiết các bất động sản của ông và đồng minh, cùng những tuyến đường được đánh dấu cẩn thận.
Ngày 10/2/2025, công tố viên ICC đệ đơn xin lệnh bắt giữ Duterte với cáo buộc tội ác chống lại loài người. Đến ngày 11/3, lệnh chính thức được Interpol chuyển đến Philippines, mở đường cho vụ bắt giữ.
Khi Duterte đáp xuống Manila, một quan chức bước lên máy bay và thông báo ông bị bắt theo lệnh Interpol. “Mấy người sẽ phải giết tôi trước nếu định cấu kết với bọn da trắng ngoại quốc”, ông đáp trả gay gắt.
Hành tŕnh đến The Hague
Duterte được đưa đến căn cứ không quân Villamor, chờ trong pḥng khách tổng thống. Các luật sư của ông t́m cách tŕ hoăn việc đọc lệnh, nhưng không thành. Khi sĩ quan cảnh sát tuyên bố bắt giữ, Duterte nói: “Một ngày nào đó, các anh sẽ nghỉ hưu. Và khi đó, con tôi sẽ truy lùng các anh”.

Ông Duterte bị giam giữ tại Căn cứ Không quân Villamor. Ảnh: Reuters.
Chính phủ nhanh chóng đưa ông lên một chuyến bay thuê đến Hà Lan để tránh nguy cơ bạo loạn. Đồng minh của Duterte đệ đơn lên Ṭa án Tối cao, cho rằng vụ bắt giữ vi phạm hiến pháp, nhưng đơn được nộp chỉ 3 phút trước khi ṭa đóng cửa.
Đến 23h03, chuyên cơ cất cánh, đưa Duterte rời Philippines, với sự tháp tùng của hai bác sĩ, một y tá, ba sĩ quan cảnh sát và cựu Chánh Văn pḥng Salvador Medialdea.
Vụ bắt giữ gây chấn động. Với gia đ́nh hàng chục ngh́n nạn nhân trong chiến dịch chống ma túy, đây là tia hy vọng đầu tiên về công lư. Nhưng tại Philippines, hàng ngh́n người biểu t́nh cáo buộc Marcos truy bức người tiền nhiệm - từng là đồng minh của ông.
Trong khi đó, Sara Duterte gọi đây là “vụ bắt cóc do nhà nước thực hiện”. Các đồng minh của Duterte tiếp tục phản đối thẩm quyền của ICC, nhưng tiếng nói của họ dần bị át đi bởi sức ép quốc tế.
Trên chuyến bay đến Hà Lan, Duterte vẫn giữ vẻ b́nh thản, dùng bữa gồm cơm, thịt nướng và Coca-Cola. Dẫu vậy, hành tŕnh không suôn sẻ. Chính phủ Philippines phải xin phép nhiều quốc gia cho chuyên cơ bay qua không phận, gây chậm trễ nhiều giờ. Khi đến The Hague, ông chính thức bị giam giữ, chờ ngày ra ṭa.
.
Trong khi đó, gia đ́nh hàng chục ngh́n nạn nhân trong chiến dịch chống ma túy của Duterte coi đây là bước tiến đầu tiên hướng tới công lư.
Khoảng 90 phút sau khi Duterte hạ cánh, Văn pḥng Tổng thống tại Phủ Malacañang xác nhận vụ bắt giữ.
“Đây là điều mà cộng đồng quốc tế kỳ vọng ở chúng ta - một quốc gia dân chủ, có trách nhiệm với các cam kết toàn cầu”, ông Marcos phát biểu.
VietBF@ sưu tập