
1. Nếu bạn cảm thấy đối phương thiếu trung thực, đừng vội phản bác hay chất vấn. Hãy nhìn sâu vào mắt họ và giữ im lặng. Sự im lặng này sẽ tạo ra một áp lực vô hình, khiến họ tự dằn vặt về độ tin cậy của lời nói, buộc họ phải tự điều chỉnh hoặc giải thích thêm. Từ đây họ sẽ dễ trở nên mâu thuẫn và lộ ra sơ hở. Đây là cách nhẹ nhàng nhưng đầy uy lực để bạn kiểm soát tình huống mà không cần nói lời nào.
2. Khi ai đó vô tình/cố ý xúc phạm hoặc thiếu tôn trọng bạn, hãy hít thở sâu, giữ giọng điệu bình thản và hỏi: "Bạn có đang ổn không?". Câu hỏi này không chỉ khiến họ bất ngờ mà còn giúp đảo ngược tình thế, khiến họ nhận ra sự bất ổn của chính mình, từ đó buộc họ tự nhìn lại hành vi của mình để điều chỉnh. Bạn vừa giữ được sự lịch sự, vừa khẳng định mình không dễ bị mất kiểm soát hoặc cuốn vào tranh cãi thị phi.
3. Khi bạn đặt một câu hỏi mà người kia lảng tránh trả lời, đừng vội nói thêm. Chỉ cần gật đầu nhẹ và chờ đợi trong im lặng. Khoảng trống này sẽ khiến họ cảm thấy “khó chịu” và thường tự động chia sẻ điều bạn muốn biết. Bí quyết nằm ở sự kiên nhẫn – im lặng đôi khi là cách hỏi hay nhất!
4. Khi cuộc trò chuyện dần trở nên căng thẳng? Hãy hít thở sâu, chậm lại 20% tốc độ nói và hạ thấp âm lượng. Sự điềm tĩnh của bạn không chỉ giúp bạn bình ổn cảm xúc mà còn giúp làm dịu lại không khí, khiến người khác nhìn bạn như người làm chủ tình thế. Người trí tuệ thật sự là người biết làm chủ bản thân và không để cảm xúc lấn át.
5. Nếu bạn thấy mình hồi hộp hay thiếu tự tin, hãy thử điều chỉnh cơ thể: ngồi thẳng lưng, mở rộng vai, ngẩng đầu một cách tự nhiên. Tư thế không chỉ ảnh hưởng đến cách người khác nhìn bạn, mà còn tác động ngược lại, giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và vững vàng hơn ngay tức thì. Bạn hãy thử xem, sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy!
6. Tạo ấn tượng sâu sắc bằng việc lắng nghe “chủ động”. Thay vì chỉ im lặng hoặc mải mê suy nghĩ về việc sẽ phản hồi cuộc trò chuyện thế nào, hãy tập “lắng nghe chủ động”. Bằng cách tập trung trọn vẹn vào cuộc hội thoại, đặt câu hỏi gợi mở và gật đầu đồng cảm, khuyến khích. Bạn sẽ khiến đối phương cảm nhận được sự lắng nghe trọn vẹn từ bạn; họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng và có giá trị. Từ đó, họ sẽ tự nguyện mở lòng, trở nên quý mến bạn và xem bạn là điểm tựa tinh thần.
——
Trên đây là 6 bí kíp giao tiếp khôn ngoan giúp bạn tăng vị thế và làm chủ mọi cuộc trò chuyện. Hy vọng hữu ích với bạn.
Để giao tiếp thực sự hiệu quả, ngoài kỹ năng, việc thấu hiểu tâm lý bản thân và người đối diện là điều không thể thiếu. Khi bạn nắm bắt được suy nghĩ, cảm xúc của con cái hay người thân, bạn bè, đối tác, bạn sẽ biết cách ứng xử khôn ngoan, xây dựng những mối quan hệ bền chặt và ý nghĩa hơn.
Nếu bạn muốn khám phá sâu hơn về tâm lý, nhân tướng và cả những giá trị đạo học để hiểu mình, hiểu người, tôi gợi ý cho bạn lớp học “Thấu Hiểu Nhân Tâm”.
Trong 3 buổi, bạn sẽ biết cách ứng dụng tâm lý và nhân tướng để nhìn người, thấu tâm, từ đó có thể biết cách giao tiếp tinh tế, ứng xử thông minh và tạo dựng những kết nối chất lượng trong cuộc sống.
Bạn muốn tham gia, để lại cmt “Nhân tâm” để nhận tư vấn nhé!
Bạn đã từng áp dụng cách nào trong số 6 cách trên chưa? Kết quả thế nào? Cùng chia sẻ nhé!
VietBF@sưu tập