Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) vừa đề nghị chính phủ Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (Country of Particular Concern – CPC) trong báo cáo thường niên năm 2025, công bố đầu tuần này.
Việt Nam là một trong bốn quốc gia duy nhất được đề nghị đưa vào danh sách CPC, bên cạnh Ấn Độ, Nigeria và Afghanistan. Theo USCIRF, t́nh h́nh tự do tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2024 vẫn “ở mức thấp”, với các hành vi bị đánh giá là vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng.
Báo cáo dài 100 trang của Ủy ban này cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ đă gia tăng kiểm soát các hoạt động tôn giáo, đặc biệt đối với các cộng đồng không đăng kư hoặc không chấp nhận sự quản lư từ phía nhà nước. Các vụ bắt giữ, giam cầm và thậm chí tra tấn những người theo đạo – đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số – được USCIRF nêu rơ trong bản báo cáo.
Trường hợp sư Thích Minh Tuệ gây chú ư quốc tế
Bản báo cáo cũng đề cập đến vụ sư Thích Minh Tuệ và tăng đoàn bị công an giải tán tại Huế vào tháng 6 năm 2024, như một ví dụ cụ thể cho t́nh trạng thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sư Minh Tuệ, nổi tiếng với lối tu khổ hạnh theo hạnh đầu đà, sau đó đă bị đưa về Gia Lai và bất ngờ xuất hiện trở lại với hành tŕnh bộ hành xuyên quốc tế. Một cuốn sách ghi lại lời giảng của ông cũng bị cấm phát hành tại Việt Nam.
USCIRF đồng thời liệt kê danh sách 80 tù nhân tôn giáo tại Việt Nam tính đến cuối năm 2024, trong đó phần lớn là người Thượng và người H’Mông theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Một số trường hợp cụ thể được nêu bao gồm nhà truyền giáo Y Krec Bya đang thụ án 13 năm tù, cùng với hai nhà hoạt động Khmer Krom – Thạch Cương và Tô Hoàng Chương.
Ngoài ra, báo cáo c̣n đề cập đến cái chết của nhà truyền giáo Y Bum Bya sau một đợt triệu tập bởi công an vào tháng 3/2024, và trường hợp chính phủ Việt Nam gây áp lực với Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh Bđăp – người bị xử vắng mặt 10 năm tù với cáo buộc “khủng bố”.
Khuyến nghị chính sách đối với chính phủ Mỹ
USCIRF khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức xếp Việt Nam vào danh sách CPC – một động thái có thể dẫn đến các biện pháp chế tài nếu được thông qua. Ủy ban cũng kêu gọi đánh giá lại Thỏa thuận Ràng buộc năm 2005 giữa Mỹ và Việt Nam về tự do tôn giáo, trong đó có khả năng xem xét lại quy chế “nền kinh tế phi thị trường” của Việt Nam nếu không có tiến triển đáng kể.
Việt Nam hiện vẫn nằm trong Danh sách Theo dơi Đặc biệt (Special Watch List – SWL) của chính phủ Mỹ từ năm 2022 đến nay. Việc bị đưa vào danh sách CPC sẽ là một bước nâng cấp quan trọng, kéo theo các hệ quả ngoại giao và thương mại nghiêm trọng.
Trong khi Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và đặt mục tiêu tái đắc cử nhiệm kỳ 2026–2028, việc bị quốc tế chỉ trích về tự do tôn giáo tiếp tục là một thách thức lớn trong hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.
VietBF@ Sưu tập