Loại thịt này được ví như "nhân sâm" trong thế giới gia cầm do chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể giúp phục hồi và bồi bổ sức khỏe.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y, Hà Nội) cho hay gà ác là loại thịt được ví như “nhân sâm” trong thế giới gia cầm. Món gà ác hầm thuốc bắc được người Trung Quốc coi là thực phẩm dưỡng sinh, giúp kéo dài tuổi thọ và duy tŕ sức khỏe.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở 3 chia sẻ, tại Việt Nam, món gà ác hầm thuốc bắc là một trong những món ăn – bài thuốc cổ truyền được người Việt dùng từ xa xưa. Món ăn vừa mang giá trị dinh dưỡng cao, vừa đóng vai tṛ điều ḥa khí huyết, hỗ trợ phục hồi cơ thể sau bệnh.
PGS Bay cho biết, theo Y học cổ truyền, thịt gà ác vị ngọt, tính b́nh, quy vào kinh tỳ, can, thận. Đây là vị thuốc có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng âm, kiện tỳ ích vị, ích tinh tủy, thích hợp để điều trị các chứng hư nhược, thiếu máu, khí hư, mệt mỏi kéo dài, đặc biệt là sau khi mắc bệnh nặng, sau phẫu thuật hoặc dùng cho người cao tuổi, phụ nữ sau sinh.
Y học hiện đại cũng đă chứng minh gà ác là một thực phẩm dinh dưỡng. Gà ác chứa 18–20g protein/100g thịt, cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu như lysine, leucine, isoleucine.
Ngoài ra, thực phẩm này c̣n chứa hàm lượng sắt, kẽm, canxi, photpho cao, đồng thời chứa các hoạt chất sinh học như carnosine, anserine có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh và tim mạch.
“Với lượng chất béo thấp và cholesterol thấp hơn so với gà thường, gà ác đặc biệt phù hợp với người cần phục hồi thể lực mà vẫn kiểm soát chuyển hóa tốt”, PGS Bay cho hay.
Gà ác hầm thuốc bắc.
Công dụng của các vị thuốc trong món gà ác hầm thuốc bắc
Theo PGS Bay, để gà ác phát huy tối đa công dụng bồi bổ khí huyết, người ta thường phối hợp với một số dược liệu kinh điển trong Đông y và làm thành món gà ác hầm thuốc bắc. Mỗi vị thuốc sẽ có tác dụng riêng biệt, đồng thời hỗ trợ nhau trong điều ḥa âm dương, dưỡng huyết, kiện tỳ, bổ can thận.
Các vị thuốc được thêm vào món gà ác hầm thuốc bắc bao gồm:
- Thục địa (12–16g) có tác dụng tư âm bổ huyết, dưỡng tinh, là thành phần trọng yếu trong các bài thuốc bổ huyết cổ phương.
- Đảng sâm (12g) có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, hỗ trợ tiêu hóa, dùng thay nhân sâm trong nhiều trường hợp suy nhược nhẹ.
- Đương quy (quy thân, 10g) có chứa ferulic acid – hoạt chất hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu ngoại vi và bảo vệ mạch máu.
- Bạch thược (8g) có tác dụng dưỡng huyết, nhu can, chỉ thống. Khi phối hợp với đương quy, bạch thược giúp điều ḥa can khí, giảm co cứng cơ, ổn định huyết áp nhẹ và hỗ trợ cải thiện t́nh trạng đau cơ khớp do huyết hư.
- Câu kỷ tử (8–10g) có tác dụng bổ can thận, dưỡng tinh huyết, sáng mắt.
- Táo đỏ (táo tàu, 4–6 quả) có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng tỳ vị, an thần.
- Gừng tươi (2–3 lát) có tác dụng ôn trung, tán hàn, giúp món ăn dễ tiêu hơn, đồng thời điều ḥa tính hàn của các dược liệu khác.
- Ngải cứu hoặc tía tô (tuỳ chọn 5–7g). Ngải cứu giúp điều huyết, trừ hàn, giảm đau. Tía tô giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lạnh bụng. Hai loại thảo dược này thường dùng hỗ trợ trong giai đoạn hậu cảm, sau phẫu thuật hoặc cơ thể hư hàn.
PGS Bay cho biết, món gà ác hầm thuốc bắc không chỉ là một thực phẩm bồi bổ mà c̣n là một liệu pháp dưỡng sinh tích hợp, giúp cân bằng âm dương, tăng cường chính khí và hỗ trợ pḥng – trị bệnh mạn tính hoặc suy nhược. Món ăn này là lựa chọn lư tưởng cho người hiện đại trong hành tŕnh chăm sóc sức khỏe bền vững, pḥng bệnh từ gốc.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ư khi mua dược liệu để nấu gà ác hầm thuốc bắc, mọi người nên mua tại các cơ sở có kiểm định chất lượng, như bệnh viện y học cổ truyền, khoa dược liệu tại các trường đại học y dược để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần lưu ư về tần suất sử dụng:
- Người khỏe mạnh: Dùng 1 lần/tuần để dưỡng sinh, bồi bổ nhẹ nhàng.
- Người suy nhược, người cao tuổi, phụ nữ tiền măn kinh, hậu bệnh nặng: Dùng 1–2 lần/tuần, không dùng quá 2 con gà ác/tuần.
- Không nên sử dụng liên tục hàng ngày để tránh t́nh trạng tích nhiệt hoặc rối loạn chuyển hóa.
- Tránh dùng món này trong giai đoạn cảm sốt, viêm cấp tính hoặc rối loạn tiêu hóa thể thực nhiệt.
- Phụ nữ mang thai nên hỏi ư kiến bác sĩ trước khi sử dụng v́ một số dược liệu có tính hoạt huyết nhẹ.