Chuyến công du Vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh dấu bước chuyển lớn trong chiến lược khu vực, khi Washington bắt tay chặt hơn với các nước có đông người Hồi giáo ḍng Sunni và gạt Israel ra ngoài lề trong nỗ lực tái định h́nh trật tự Trung Đông.
Không h́nh ảnh nào thể hiện rơ hơn sự lạc lơng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong tuần qua bằng khoảnh khắc Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhà lănh đạo Hồi giáo Syria Ahmed al-Sharaa, người từng bị Israel gọi là “phần tử al Qaeda khoác áo vest”.
“Ông ấy có tiềm năng và là một nhà lănh đạo thực thụ”, ông Trump tuyên bố sau cuộc gặp với ông al-Sharaa tại Riyadh ngày 14/5, sự kiện được Saudi Arabia đứng ra sắp xếp.
Cũng tại Riyadh, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 ngày đến Vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ đă kư kết một loạt thỏa thuận trị giá hàng trăm tỷ USD trong lĩnh vực quốc pḥng, công nghệ và đầu tư với nước chủ nhà Saudi Arabia. Chuyến đi không chỉ thể hiện thông điệp chính trị, ngoại giao của Mỹ mà c̣n mang tính chiến lược sâu sắc: nó đánh dấu sự trỗi dậy của một trật tự Trung Đông mới do các quốc gia Hồi giáo Sunni dẫn dắt, đồng thời cho thấy Israel, đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ, đang bị đẩy dần ra ngoài quỹ đạo ưu tiên của Washington.
Rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Israel
Sự lạnh nhạt của Mỹ đối với Israel không phải là điều bất ngờ. Theo các nguồn tin khu vực và phương Tây, Nhà Trắng ngày càng mất kiên nhẫn với ông Netanyahu, nhất là khi Israel từ chối chấp nhận ngừng bắn tại Gaza, điều mà ông Trump từng cam kết sẽ đạt được trong chiến dịch tranh cử. Chiến dịch quân sự kéo dài của Israel, khiến hơn 52.000 người Palestine thiệt mạng tính đến giữa tháng 5/2025, đă gây làn sóng phản đối mạnh mẽ trên toàn cầu và gây khó khăn cho nỗ lực ngoại giao của Mỹ.
Trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu vẫn kiên quyết theo đuổi mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn Hamas, lực lượng vũ trang ở Gaza đă tiến hành vụ tấn công ngày 7/10/2023 khiến khoảng 1.200 người Israel thiệt mạng. Ông cũng không đưa ra bất kỳ kế hoạch hậu chiến nào rơ ràng, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ khủng hoảng kéo dài.
Chưa dừng lại ở đó, ông Netanyahu c̣n công khai phản đối các cuộc đàm phán mới đây giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương tŕnh hạt nhân của Tehran, một vấn đề vốn được xem là ưu tiên của ông Trump trong việc tái lập ổn định khu vực.
Theo các nguồn tin ngoại giao, những bất đồng giữa hai bên đă lên đến đỉnh điểm trong chuyến thăm Washington hồi tháng 4 vừa qua của ông Netanyahu. Thời điểm đó, Thủ tướng Israel t́m kiếm sự ủng hộ cho phương án tấn công các cơ sở hạt nhân Iran. Tuy nhiên, ông đă “bị sốc” khi chính quyền Tổng thống Trump lựa chọn con đường ngoại giao và tái khởi động các cuộc đàm phán với Tehran, thông tin mà ông chỉ được thông báo vài giờ trước cuộc gặp chính thức với nhà lănh đạo Mỹ.
Một loạt động thái sau đó từ phía Mỹ được cho là càng khiến Tel Aviv cảm thấy như bị gạt ra ngoài cuộc chơi. Từ việc Washington tuyên bố ngừng bắn với lực lượng Houthi ở Yemen đến việc hướng tới b́nh thường hóa quan hệ với chính quyền mới tại Syria, tất cả đều diễn ra mà không có sự tham vấn với Israel. Đáng chú ư nhất là việc ông Trump không đưa Tel Aviv vào hành tŕnh thăm vùng Vịnh.
“Chính quyền ông Trump hiện nay rất thực dụng và ông Netanyahu không mang lại điều ǵ đáng kể cho họ vào lúc này. Ông ấy không có chiến lược, không có kế hoạch hậu chiến cho Gaza và ông ấy dường như đang trở thành người cản đường”, ông David Schenker, cựu Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách Cận Đông, nhận định.
Dù Tổng thống Trump vẫn công khai khẳng định Mỹ là “bạn của Israel”, các quan chức trong chính quyền của ông đă thừa nhận trong các cuộc họp kín rằng họ thất vọng về việc Thủ tướng Netanyahu không đồng thuận với các quan điểm của Washington liên quan đến Gaza và Iran.
“Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với đồng minh Israel nhằm đảm bảo các con tin c̣n lại ở Gaza được giải cứu, Iran không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân, và củng cố an ninh khu vực Trung Đông”, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ James Hewitt khẳng định.
Tại Israel, truyền thông và các chính trị gia đối lập đă bắt đầu lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Netanyahu v́ để nước này rơi vào thế bị động trong khi các liên minh khu vực đang được tái định h́nh.
“Trung Đông đang thay đổi sâu sắc trước mắt chúng ta. Đối thủ của chúng ta ngày càng mạnh hơn, c̣n ông Netanyahu... và phe của ông ấy th́ bị tê liệt, bị động, như thể họ không tồn tại”, cựu Thủ tướng Naftali Bennett, người đang chuẩn bị trở lại chính trường, đưa ra lời chỉ trích gay gắt trên mạng xă hội X.
Cú xoay trục sang khối Sunni
Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách với Israel, chuyến công du của ông Trump c̣n cho thấy Mỹ đang thực hiện một chiến lược xoay trục rơ ràng sang các quốc gia Hồi giáo Sunni giàu tài nguyên. Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) giờ đây trở thành những đối tác chiến lược hàng đầu của Washington, không chỉ v́ tiềm lực tài chính, mà c̣n v́ họ đang chủ động đề xuất các giải pháp ổn định khu vực mà không đối đầu trực diện với Iran.
Tại Saudi Arabia, ông Trump đă kư một thỏa thuận quốc pḥng trị giá 142 tỷ USD, mức cao kỷ lục, bao gồm nhiều hạng mục mua sắm vũ khí hiện đại, có thể bao gồm tiêm kích F-35 – điều khiến Israel đặc biệt lo ngại. Ngoài ra, ông c̣n đang đàm phán một dự án đầu tư hạt nhân dân sự quy mô lớn do Mỹ dẫn dắt với Riyadh, một động thái chưa từng có trong lịch sử quan hệ Mỹ-Saudi Arabia.
Tại Qatar, ông Trump tuyên bố rằng Doha đang thực sự giúp Mỹ trong vấn đề con tin. Phát biểu này khiến giới chức Israel bất b́nh, bởi họ coi Doha là một trong những nguồn lực chính hỗ trợ cho Hamas. Tuy nhiên, theo giới phân tích, vị thế của Qatar với Mỹ là rất đặc biệt. Quốc gia này hiện là nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông, đồng thời sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ và có ảnh hưởng lớn trong các vấn đề ngoại giao khu vực.
Chuyến công du Vùng Vịnh cũng mang về cho Mỹ những cam kết đầu tư trị giá hơn 2.000 tỷ USD, bao gồm các đơn đặt hàng máy bay Boeing, thỏa thuận dữ liệu, AI và quốc pḥng.
Đặc biệt đáng chú ư là việc ông Trump tuyên bố dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với chính quyền mới tại Syria do ông Ahmed al Sharaa đứng đầu. Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi ông Sharaa lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Điều đáng nói là trước đây Mỹ từng treo thưởng 10 triệu USD cho việc bắt giữ ông Sharaa và Syria thời chính quyền al-Assad cũng là một phần trong “trục kháng chiến” của Iran.
Ngoài ra, Mỹ cũng tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng Houthi ở Yemen. Thỏa thuận này được cho là do Saudi Arabia thúc đẩy, với mục tiêu giảm căng thẳng và chi phí quân sự khu vực. Thỏa thuận được công bố chỉ 48 giờ sau khi một tên lửa Houthi tấn công sân bay Ben Gurion của Israel.
Một số nhà quan sát khu vực cho rằng Israel, từ vị thế trung tâm trong chính sách Trung Đông của Mỹ, giờ đây đang trở thành “trở ngại chiến lược” cho nỗ lực định h́nh lại khu vực.
“Israel ngày càng giống như kẻ phá bĩnh, không chỉ cản trở Mỹ mà cả cộng đồng quốc tế trong nỗ lực tái định h́nh khu vực sau sự sụp đổ của chính quyền al-Assad và sự suy yếu của Hezbollah, cũng như chấm dứt xung đột ở Gaza”, ông Yoel Guzansky, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel nhận định.
VietBF@ sưu tập
|
|