Trong lúc “phục kích” Tổng thống Nam Phi tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump sử dụng h́nh ảnh sai lệch để minh họa cáo buộc về thảm sát người da trắng.Ông Trump đă sử dụng h́nh ảnh cắt từ video của Reuters quay tại Cộng ḥa Dân chủ Congo, nhưng lại nói rằng đây là bằng chứng về các vụ giết hại người da trắng ở Nam Phi, trong cuộc gặp căng thẳng với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 21/5 tại Nhà Trắng.
"Đây toàn là nông dân da trắng đang bị chôn lấp", ông Trump nói và giơ lên bản in bài báo có kèm bức ảnh chụp cảnh nhiều túi đựng thi thể. Tuy nhiên, Reuters cho biết h́nh ảnh đó thực chất là từ video được hăng công bố vào ngày 3/2, ghi lại cảnh các nhân viên cứu trợ đang xử lư thi thể sau giao tranh giữa quân đội Congo và lực lượng dân quân M23 tại thành phố Goma.
Bài blog mà ông Trump cho Tổng thống Ramaphosa xem được đăng trên trang mạng bảo thủ American Thinker. Bài viết này không chú thích rơ ràng về bức ảnh nhưng đặt liên kết dẫn tới video của Reuters trên YouTube, nói về t́nh h́nh ở Congo.
Trả lời Reuters, bà Andrea Widburg - biên tập viên điều hành của American Thinker và là tác giả bài blog - thừa nhận ông Trump đă “nhầm lẫn” về nguồn gốc h́nh ảnh. Tuy nhiên, bà vẫn bảo vệ nội dung bài viết khi cho rằng nó “nêu bật áp lực ngày càng tăng đối với người da trắng ở Nam Phi”.
Phóng viên quay video gốc, ông Djaffar Al Katanty, nói rằng ông rất sửng sốt khi thấy h́nh ảnh của ḿnh bị dùng sai mục đích: “Trước toàn thế giới, Tổng thống Trump đă sử dụng h́nh ảnh mà tôi quay ở Congo để cố thuyết phục Tổng thống Ramaphosa rằng ở Nam Phi, người da trắng đang bị người da đen giết hại”.
Reuters là đơn vị duy nhất có được video tại hiện trường hôm đó. Al Katanty nói ông phải thương lượng trực tiếp với phiến quân M23 và điều phối với Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế để được phép ghi h́nh.Chuyến thăm Washington của ông Ramaphosa lần này nhằm hàn gắn quan hệ với Mỹ sau nhiều tháng bị ông Trump chỉ trích v́ luật đất đai, chính sách đối ngoại, và những cáo buộc về đối xử không công bằng với nhóm thiểu số da trắng ở Nam Phi. Chính phủ Nam Phi đă nhiều lần bác bỏ những điều trên.
Tại Nhà Trắng, ông Trump c̣n tŕnh chiếu video làm bằng chứng cho cáo buộc người da trắng đang bị “diệt chủng” ở Nam Phi, một thuyết âm mưu vốn đă xuất hiện từ lâu trong các diễn đàn cực hữu. Sau đó, ông tiếp tục lật từng trang bài viết in sẵn, khẳng định: “Chết chóc, chết chóc, đều là chết chóc khủng khiếp”.
Nhà Trắng hiện chưa có phản hồi về sự việc. Trong khi đó, nhiều nhà báo, quan sát quốc tế cảnh báo việc sử dụng thông tin sai lệch trong ngoại giao có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho quan hệ quốc tế và niềm tin công chúng.
|