Một học sinh nam tại Thái Lan đă phải nhập viện và được chẩn đoán suy thận cấp sau khi bị ép thực hiện 200 lần squat liên tục v́ nộp bài tập trễ. Vụ việc khiến dư luận nước này chấn động, trong khi giáo viên liên quan đă bị đ́nh chỉ công tác để chờ điều tra.
Gắng sức hoàn thành thử thách squat 2.000 cái, chàng trai nhận cái kết đắng
Sự việc được lan truyền rộng răi sau một bài đăng trên Facebook vào ngày 12/6. Theo đó, nam sinh bị buộc phải thực hiện 200 lần squat v́ không nộp bài tập đúng hạn. Sau khi hoàn thành h́nh phạt, em bắt đầu có dấu hiệu đau nhức vùng chân, kéo dài trong 3 đến 4 ngày.
T́nh trạng nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn khi em đi tiểu ra thứ chất lỏng có màu giống nước Coca-Cola, một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang rơi vào t́nh trạng nguy hiểm.
Gia đ́nh lập tức đưa em đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ xác định em mắc chứng rhabdomyolysis, hay c̣n gọi là tiêu cơ vân. Đây là hiện tượng cơ bắp bị phá hủy do gắng sức quá mức hoặc chấn thương, dẫn đến việc các chất độc từ cơ chết tràn vào máu và gây tổn thương thận nghiêm trọng.
Một trong những dấu hiệu nhận biết sớm là nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc đen, giống nước ngọt có gas. Nếu không được điều trị kịp thời, rhabdomyolysis có thể dẫn đến tử vong v́ suy thận cấp.
May mắn, trong trường hợp này, tổn thương thận của học sinh chưa đến mức nghiêm trọng. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực, tuy nhiên các bác sĩ vẫn theo dơi sát sao để xác định có cần chạy thận hay không.
Theo báo Daily News của Thái Lan, giáo viên ra h́nh phạt đă bị đ́nh chỉ tạm thời trong lúc chờ kết luận điều tra chính thức. Bộ Giáo dục địa phương chưa công bố danh tính người này, song khẳng định sẽ xử lư nghiêm nếu phát hiện có hành vi vượt quá quyền hạn hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Trên mạng xă hội, hàng ngh́n người dùng đă bày tỏ sự phẫn nộ. Nhiều ư kiến cho rằng việc phạt thể chất không c̣n phù hợp trong môi trường giáo dục hiện đại và có thể để lại hậu quả lâu dài cả về thể chất lẫn tâm lư cho học sinh.
“Một giáo viên không nên dùng cơ thể học sinh làm nơi trút giận hay thể hiện quyền lực”, một người viết. Một người khác b́nh luận: “Làm thầy th́ phải biết dạy, biết điều, chứ không phải ra tay quá mức như vậy”.
Một số b́nh luận khác cho biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra t́nh trạng học sinh bị phạt squat hoặc chống đẩy quá mức. Nhiều người kêu gọi Bộ Giáo dục Thái Lan rà soát toàn bộ các h́nh thức kỷ luật trong trường học, đặc biệt là các h́nh phạt có yếu tố thể chất.
VietBF@ sưu tập
|