Nước Mỹ vừa chứng kiến một loạt sự kiện lớn, từ các cuộc biểu t́nh lan rộng toàn quốc, diễu binh rầm rộ nhân kỷ niệm 250 năm thành lập lục quân, cho đến vụ ám sát chính trị gia chấn động.
Biểu t́nh lan rộng
Hàng trăm ngh́n người đă tham gia chuỗi sự kiện biểu t́nh mang tên "Không vua chúa" (No Kings) trên khắp nước Mỹ để phản đối một số chính sách của chính quyền liên bang. Theo The Guardian, có hơn 2.100 cuộc biểu t́nh đă được tổ chức trên khắp 50 tiểu bang trong ngày 14.6 (giờ địa phương).
Các thống đốc bang ở Mỹ kêu gọi người biểu t́nh giữ b́nh tĩnh và tuần hành trong ôn ḥa, đồng thời tuyên bố không dung thứ cho bạo lực, theo AP. Tại các thành phố như New York (bang New York), Denver (bang Colorado), Chicago (bang Illinois), Austin (bang Texas), Philadelphia (bang Pennsylvania), Milwaukee (bang Wisconsin), các đoàn tuần hành quy mô lớn đi qua nhiều con phố, những người tham gia nhảy múa, đánh trống và hô khẩu hiệu sát cánh với nhau.

Cảnh sát và người biểu t́nh tại Los Angeles ngày 14.6
ẢNH: REUTERS
Phần lớn các cuộc biểu t́nh diễn ra ôn ḥa. Tuy nhiên, một số cuộc đụng độ lẻ tẻ trong biểu t́nh đă xảy ra trong ngày. Ở Los Angeles (bang California) - tâm điểm của làn sóng biểu t́nh gần đây nhằm phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Tổng thống Donald Trump, lực lượng chức năng sử dụng hơi cay và các dụng cụ hỗ trợ để giải tán đám đông, trong khi một số người biểu t́nh ném đá, gạch, chai lọ và cả pháo sáng về phía lực lượng thi hành công vụ. Các lính thủy quân lục chiến cũng đối mặt người biểu t́nh.
Tương tự, cảnh sát ở Portland (bang Oregon) tuyên bố t́nh trạng bạo loạn và bắn hơi cay, đạn để giải tán đám đông gần ṭa nhà của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ. Ngoài ra, kênh KIRO đưa tin người biểu t́nh đốt lửa bên ngoài ṭa nhà liên bang Seattle (bang Washington), trong khi ít nhất một người bị thương nặng và 3 người bị bắt giữ sau vụ xả súng xảy ra tại cuộc tuần hành "No Kings" ở trung tâm thành phố Salt Lake City (bang Utah).
Ám sát chính trị gia
Cũng tại Mỹ, hàng trăm cảnh sát tỏa khắp ngoại ô TP.Minneapolis (bang Minnesota) để truy bắt nghi phạm giả danh cảnh sát bắn chết vợ chồng nhà lập pháp bang thuộc đảng Dân chủ Mỹ. Vụ nổ súng hôm 14.6 khiến nữ nghị viên Melissa Hortman và chồng bà thiệt mạng ngay tại nhà riêng ở Brooklyn Park. Cách đó khoảng 15 km, nghị viên John Hoffman và vợ ông cũng bị nghi phạm nói trên bắn trọng thương tại nhà riêng ở Champlin.
Nghi phạm được xác định là Vance Boelter (57 tuổi). Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ngày 15.6 và các nhóm đặc nhiệm đă khám xét nhà của Boelter và thu thập các bằng chứng. Theo điều tra ban đầu, nghi phạm Boelter từng làm việc trong cùng hội đồng phát triển lao động bang Minnesota với nghị viên Hoffman.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn chưa xác định rơ mối quan hệ giữa 2 người. Ông David Carlson, một người bạn của nghi phạm, nói với CNN: "Boelter là một người bảo thủ đă bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và phản đối mạnh mẽ quyền phá thai. Song, Boelter chưa bao giờ đề cập bất kỳ vụ ám sát nào". Ông Carlson cho biết thêm nghi phạm Boelter đang gặp khó khăn về tài chính và việc làm.
Trước đó, cảnh sát cũng phát hiện trong xe của nghi phạm có nhiều tờ rơi với thông điệp "No Kings" và danh sách khoảng 70 tên các nhà lập pháp bị nhắm đến, bao gồm các quan chức liên quan đến chính sách phá thai, theo CNN. Cảnh sát cũng cho biết họ thu giữ súng kiểu AK trong xe của nghi phạm, người này được cho là vẫn mang theo một khẩu súng ngắn khi bỏ trốn.
FBI đă treo thưởng 50.000 USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ Boelter. Các nhà điều tra Mỹ chưa công bố động cơ gây án của nghi phạm. B́nh luận về vụ việc, Thống đốc bang Minnesota Tim Walz gọi đây là vụ ám sát mang động cơ chính trị. Trong khi đó, Tổng thống Trump cho rằng đây là vụ tấn công có chủ đích nhằm vào các nghị viên bang. "Ở Mỹ, bạo lực kinh hoàng sẽ không được dung thứ", ông Trump nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập